Chuyển biến tích cực
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia của thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu lịch sử phát triển của Việt Nam luôn gắn liền với sự hình thành của người dân, gắn liền với thiên tai. Thủy hỏa đạo tặc - nước lũ là sức mạnh đầu tiên có thể tác động đến đời sống nhân dân. Thiên tai hiện nay diễn biến ngày càng cực đoan, dị thường, trái quy luật, bão mạnh, siêu bão, mưa lớn, ngập lụt diện rộng, rét đậm rét hại, sạt lở… xảy ra trên khắp vùng miền cả nước, trong suốt cả năm…
Tuy vậy, Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2020 là năm được mùa của Việt Nam, trong điều kiện thời tiết khí hậu biến đổi gay gắt, do công tác dự báo sớm, Việt Nam đã chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nước ta năm nay khả năng sẽ đứng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực. Tự do lưu thông xuất khẩu lương thực, được mùa được giá để giải quyết đời sống cho người nông dân.
Thời gian qua, nhờ công tác dự báo sớm, thông tin sớm, nên công tác phòng chống thiên tai của Việt Nam chủ động hơn. Đặc biệt là trong công tác phòng chống thiệt hại của hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhờ dự báo sớm, nên mặc dù năm 2020 là năm hạn mặn lịch sử, nhưng Việt Nam đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho người dân.
Đánh giá cao công tác truyền thông trong thiên tai, Thủ tướng nhấn mạnh việc tiếp tục chú trọng công tác truyền thông, thông tin sớm cho người dân và các cấp chính quyền.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho thấy, năm 2019, thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt nhưng mang nhiều dị thường, khốc liệt hơn những năm qua. Một số trận thiên tai cực đoan điển hình như mưa lớn tại Phú Quốc, TP. Vinh (Nghệ An) gây ngập lụt bất thường tại các khu vực trên.
Không được chủ quan
Thủ tướng nhấn mạnh công tác phòng chống thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên, phải được quán triệt. Đặc biệt, năm 2020 này phải được dự báo, 11 - 13 cơn bão, trong đó, 5 cơn đổ bộ vào biển Đông, đặc biệt là phía Nam, nơi chưa có nhiều kinh nghiệm chống mưa bão. Phải chủ động phòng chống thiên tai trong thời gian tới.
Trung ương, địa phương cần nghiên cứu, theo dõi chặt chẽ dự báo, diễn biến sát tình hình, không để chủ quan ở bất cứ cấp nào, đảm bảo an toàn cho nhân dân là hàng đầu. Cần khẩn trương hoàn thành, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả, kịp thời và đặc biệt ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phòng chống thiên tai của các địa phương. Không để tình trạng lúng túng trong phòng chống thiên tai.
Đồng thời, rà soát, hoàn thiện các phương án ứng phó thiên tai tìm kiếm cứu nạn, tinh thần “4 tại chỗ” mà cha ông ta đã vận dụng. Nhất là các trận lũ quét, lũ lớn, bão lớn, đổ bộ khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo là vấn đề quan trọng, đặc biệt là của Bộ TN&MT, Tổng cục Khí tượng thủy văn, tăng cường hợp tác quốc tế trong dự báo.
Bên cạnh đó, đầu tư nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của các hệ thống đê điều, các vùng ảnh hưởng bởi thiên tai. Đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, giám sát công tác tìm kiếm cứu nạn, nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
Từ đầu năm 2020 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến cực đoan, bất thường, trên cả nước đã xảy ra 7 đợt dông lốc, mưa đá diện rộng tại nhiệt độ ngày 24/4 tại Hà Nội xuống 16,5 độ, thấp nhất trong 50 năm gần đây; nhiều trận động đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, lún sụt diễn biến phức tạp tại Đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại về người và của.