Xã hội

Khát vọng từ buôn làng

Phạm Hoài 02/05/2024 18:37

Bằng sự kiên trì bền bỉ, chịu thương chịu khó của những người nông dân được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ, họ đã dần chuyển mình để vượt lên nghịch cảnh, làm giàu và mở ra một trang sách mới cho các buôn làng cùng nhau phát triển...

gia_lang_7_ok_20230630062601.jpg
Già làng Y Djăk Ayun (tên thường gọi là Ama Khoen) ở buôn Ayun, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar) đang chăm sóc vườn cây sầu riêng

Thay đổi tư duy

Từ bao đời nay, những người con sinh ra ở mảnh đất đầy nắng và gió của Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng đều có một điểm chung là sức sống mạnh liệt trước nghịch cảnh với quyết tâm cao. Trong đó, ý thực hệ hình thành qua bao đời vẫn chọn mảnh đất nơi minh sinh ra để vun vén và lập nghiệp giúp đời, giúp người. Cũng chính từ mảnh đất này đã tạo ra không biết bao thế hệ có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế chung của toàn vùng.

Điển hình trong đó, Già làng Y Djăk Ayun (tên thường gọi là Ama Khoen) ở buôn Ayun, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar) được người dân nơi đây nhắc đến như một tấm gương vượt khó trong lao động sản xuất, giúp đỡ người dân cách làm kinh tế, xây dựng buôn làng ngày càng phát triển, văn minh. Dù năm nay đã qua tuổi 70 nhưng với dáng người khoẻ khoắn, bước chân vững chắc, đúng "chuẩn" người con của núi rừng Tây Nguyên, Già làng Y Djăk Ayun dẫn chúng đến vườn cà phê hơn 1 hecta xen canh với tiêu, cây ăn trái, kết hợp đào ao nuôi cá. Ngoài ra, ông còn trồng và chăm sóc 1 ha rừng gỗ tếch. Như một thói quen hằng ngày, người đàn ông có tên Y Djăk Ayun luôn tay, luôn chân trên mảnh vườn và đôi mắt tinh nhanh liên tục tìm kiếm những mầm bệnh hay một loại sâu hại nào để có cách phòng trừ.

Chia sẻ với chúng tôi, Già làng Y Djăk Ayun cho biết, từ bao đời nay người đồng bào đã gắn bó với nương rẫy, vườn tược để có cái ăn, cái mặc. “Dù trong thời chiến hay thời bình, chúng tôi xem đất là vàng vì trong chiến tranh đất giúp chúng tôi trồng cây lương thực có cái ăn cứu đói, giúp bộ đội đánh giặc. Đến thời bình, theo Đảng, nhà nước chúng tôi làm nông nghiệp từng bước vượt qua khó khăn, tìm các biện pháp thực tế và được cán bộ giúp chúng tôi đã biến đất thành vàng thật sự”.

Từ việc nhà lan sang việc nước, Già làng Y Djăk Ayun không chỉ giỏi phát triển kinh tế giá đình và ông còn trực tiếp tham tư vấn cho các hộ dân trong buôn về các thay đổi khoa học kỹ thuật canh tác trong trồng cà phê, tiêu…để có hiệu quả kinh tế cao giúp bà con từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất buôn làng của mình.

Một người con của Già làng Y Djăk Ayun, anh Y Khắp, người đã gắn bó với mảnh đất buôn Ayun, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar) hơn 35 năm qua nở nụ cưới hết sức tự hào, vì trong buôn có một già làng đã cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ cho sự phát triển của buôn làng: “Ông Y Djăk Ayun không chỉ là một già làng mà ông như là một người cha thứ 2 của chúng tôi, nhờ ông mà chúng tôi tiếp cận được những cách làm hay, mới trong sản xuất nông nghiệp để có điều kiện tốt hơn như hôm nay. Cả buôn này có ngày hôm nay, không ai đói, có nhà có, xe là nhờ Già làng Y Djăk Ayun”. Anh Y Khắp tự hào nói.

Theo lãnh đạo xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar), không chỉ làm kinh tế giỏi, ông còn là tấm gương sáng về lối sống, đạo đức, được người dân quý mến. Với vai trò là người có uy tín của buôn, già làng Y Djăk luôn hết mình giúp đỡ bà con, cùng với chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động người dân chung tay xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần thay đổi bộ mặt buôn làng.

Phó Bí thư Đảng bộ xã Ea Kuêh bà H’Ruê Ayun bày tỏ sự kính trọng và ghi nhận sự tận tụy của ông dành cho buôn làng. Không chỉ đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình mà ông còn là “cầu nối” đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, cùng xây dựng buôn làng ngày càng phát triển, giàu đẹp.

2(3).jpg
Nhờ sự chịu khó học hỏi nghiên cứu mà những vườn cây cà phê đã cho thu hoạch hiệu quả giúp đời sống người dân phát triển ổn định hơn

Kết nối và sẻ chia

Tương tự, ông Y Neo Niê Kdăm là Phó Chủ tịch HĐND xã Ea Hiao (huyện Ea H’leo), đồng thời cũng là một người nông dân năng động, tiêu biểu trong phát triển kinh tế. Gia đình ông Y Neo hiện đang có 3,5 ha cà phê thuần, 1,5 ha cà phê xen canh với 250 cây mắc ca và 1.500 trụ tiêu, cùng một số loài cây ăn trái khác. Hằng năm, ông thu được 7 tấn cà phê, 1 tấn tiêu và hơn 1 tấn hạt mắc ca…, tổng thu nhập hơn 600 triệu đồng.

Ngồi trâm ngâm một hồi, qua vài ngụm trà đắng đặc thù của Tây Nguyên, ông kể với chúng tôi về những tháng ngày vì khó khăn mà phải cố gắng tìm tòi học hỏi và cũng có cơ duyên may mắn đến với cuộc đời mình. Đó là, trong một dịp tham quan, học tập kinh nghiệm ở tỉnh Lai Châu, tình cờ thấy bà con ở đây trồng cây mắc ca đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên ông đã trồng thử nghiệm 50 cây mắc ca thực sinh xen canh trong vườn cà phê. Nhận thấy cây mắc ca phù hợp, sinh trưởng tốt và có thu nhập đáng kể, ông đã tiếp tục nghiên cứu, trồng thêm loài cây này xen canh trong vườn nhà. Khi đã trồng thành công, ông Y Neo tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm cho bà con trong buôn Kra, trong xã Ea Hiao cùng làm, cùng phát triển.

“Tôi học được thêm kinh nghiệm gì là về truyền lại cho bà con và những người trong xã để cùng nhân rộng mô hình cũng như cách làm, qua quá trình nghiên cứu và học tập tôi đã có được những kết quả ban đầu giúp cho bà con trong buôn có những thay đổi về kinh tế và đời sống”. Ông Y Neo.

Trú cùng buôn với ông Y Neo, ông Ksơr Y Trới, là một trong những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, biết đa dạng các loài cây trồng, vật nuôi trong vườn nhà để mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Ngoài mô hình trồng đa cây trên một diện tích, ông còn mạnh dạn đầu tư chuồng trại, nuôi thường xuyên từ 12 - 16 con bò để tăng gia sản xuất; mỗi năm xuất bán từ 6 - 8 con bò thịt, giúp gia đình có thu nhập ổn định.

Ông Y Trới cho biết, năm 2018, ông đã mạnh dạn tái canh lại vườn cà phê già cỗi và trồng xen thêm cây sầu riêng, mắc ca... Ông còn đầu tư nuôi bò và tận dụng phân ủ để bón cho cây trồng, vừa giảm chi phí chăm sóc, bón phân mà chất lượng cây, trái đều tăng… Mỗi năm, từ mô hình trồng đa cây kết hợp với chăn nuôi bò, gia đình ông Y Trới có thu nhập trên 200 triệu đồng. Cũng theo ông Y Trới, từ nhiều năm nay được sự quan tâm hỗ trợ của ông Y Neo và sự đồng hành của chính quyền nên đời sống của người trong buôn đã có những thay đổi đáng kể về đời sống kinh tế cũng như giá trị tinh thần được nâng lên đáng kể.

“Đây cũng là động lực không chỉ cho mỗi người con núi rừng như tôi mà còn là nguồn cảm hứng để các thế hệ mai sau tiếp tục noi theo, giúp cho vùng đất Tây Nguyên đại ngàn ngày một phát triển hơn”. Ông Y Trới mong muốn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khát vọng từ buôn làng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO