Doanh nghiệp và nông dân liên kết trồng cây ăn trái và dược liệu

Ngọc Linh| 26/07/2019 14:32

(TN&MT) - Đổi mới công nghệ chế biến để đa dạng hóa sản phẩm từ các loại cây ăn quả là mục tiêu các doanh nghiệp đang hướng đến nhằm nâng cao chuỗi giá trị một mặt hàng nông sản có tiềm năng, lợi thế rất lớn của Gia Lai.

UBND huyện biên giới Đức Cơ (Gia Lai) vừa tổ chức cuộc họp giữa các ngành, địa phương liên quan đến chủ trương cho Công ty cổ phần Điền An Gia Lai khảo sát đất đai, nhu cầu hợp tác của người dân nhằm phục vụ dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu và cây ăn quả.

images2543435_1_duoc_lieu.gif
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có một số hộ trồng cây dược liệu, chủ yếu là đinh lăng, bìm bìm…

Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu và cây ăn quả do Công ty cổ phần Điền An Gia Lai triển khai có hình thức đầu tư là liên kết giữa doanh nghiệp, hộ dân và chia lợi nhuận. Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm đầu tư toàn bộ máy móc, cây giống, vật tư, ứng dụng khoa học công nghệ, tập huấn kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Hộ nông dân chịu trách nhiệm góp đất, công lao động, quản lý, bảo vệ và phối hợp với doanh nghiệp trong các công đoạn khác. Công ty dự kiến xây dựng vùng nguyên liệu với các mô hình trồng các loại cây ăn quả như sầu riêng, bơ, mít… kết hợp cây dược liệu dưới tán gồm đương quy, hà thủ ô, trinh nữ hoàng cung, sâm dây… Dự kiến, dự án được thực hiện trên 1.000 ha với thời hạn là 30 năm.

c94c7f9f708fac873254c119ce57f061.jpg

Sau khi thảo luận, các đại biểu đã thống nhất chủ trương cho Công ty khảo sát các điều kiện phục vụ dự án trên địa bàn huyện Đức Cơ. Lãnh đạo huyện Đức Cơ đã yêu cầu các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức họp thông báo cho người dân về thông tin dự án. Bên cạnh đó, cần xác định vị trí các khu vực đất trống hoặc diện tích đất canh tác kém hiệu quả mà người dân có nhu cầu chuyển đổi sang các loại cây trồng khác.

Cùng với đó, tỉnh chuyển dịch cơ cấu từ sản phẩm thô sang sản phẩm chế biến tinh; khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng và nâng cấp trang-thiết bị để đa dạng hóa sản phẩm chế biến sâu, chế biến tổng hợp nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao như sản phẩm đông lạnh, đóng hộp, chiên sấy, nước trái cây tự nhiên, nước trái cây cô đặc, thực phẩm giàu dinh dưỡng và mỹ phẩm, các sản phẩm quả lên men, các loại ô mai, mứt… phục vụ thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển như EU, Mỹ, Úc, Nhật Bản…​

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp và nông dân liên kết trồng cây ăn trái và dược liệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO