Xã hội

Kim Bôi (Hòa Bình): Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Bảo Hà 01/10/2024 - 19:38

Xác định giải quyết việc làm là nhiệm vụ trọng trọng tâm góp phần ổn định đời sống của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, trong những năm qua, huyện Kim Bôi đã thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp như: tư vấn, hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động.

57.png
Giải quyết việc làm là nhiệm vụ trọng trọng tâm góp phần ổn định đời sống của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội tại địa Phương.

Thông qua Chương trình, Đề án, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là 3 Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, trong đó Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ sở GDNN và hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng để giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo tại các địa phương.

Xuất phát từ thực tiễn địa phương, huyện Kim Bôi đặt ra mục tiêu bình quân mỗi năm giải quyết việc việc làm mới cho trên 2.000 lao động trong và ngoài tỉnh. Năm 2023 đã đạo tạo nghề cho 2011 lao động nông, có 1800 lao động được tạo việc làm tăng thu nhập (chiếm 89,5%). Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, kéo giảm các tệ nạn xã hội, đồng thời thúc đẩy kinh tế – xã hội trên địa bàn phát triển.

Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện thường xuyên phối hợp với ngành chức năng, các trường dạy nghề mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn cho người trong độ tuổi lao động, người có nhu cầu học tập. Đồng thời, giới thiệu việc làm cho các đối tượng vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài địa phương.

Chị Dư Thị Dung, xóm Dứng Ổi, xã Kim Bôi, trước đây gặp nhiều khó khăn, không nghề trong tay nên ai thuê gì làm nấy, thu nhập thấp chẳng đủ chi tiêu, sinh hoạt. Với mong muốn có được một nghề nghiệp ổn định chị đã đăng ký lớp học hướng dẫn du lịch. Chị Dung chia sẻ: " Tôi được theo học lớp “Nghiệp vụ du lịch” do UBND Kim Bôi tổ chức. Sau lớp học ngắn hạn, chị Dung chuyển sang làm dịch vụ phục vụ tại khu du lịch suối khoáng. Từ khi được trang bị kiến thức, có việc làm gia đình tôi cũng được cải thiện mua được xe máy, ti vi...”.

56.png
Năm 2023 đã đạo tạo nghề cho 2011 lao động nông, có 1800 lao động được tạo việc làm tăng thu nhập (chiếm 89,5%).

Bà Nguyễn thị Hồng Lĩnh - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Kim Bôi cho biết, huyện hiện có khoảng 83.093 người trong độ tuổi lao động, trong đó khoảng 33 % lao động chưa qua đào tạo, không có việc làm ổn định. Trước thực trạng trên, huyện đã triển khai nhiều biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho nhân dân. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện chủ động phối hợp các xã, thị trấn khảo sát, điều tra chất lượng nguồn nhân lực, nhu cầu học nghề của lực lượng lao động nông thôn, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo nhu cầu của người lao động và thị trường lao động. Ngoài ra, huyện còn chú trọng liên kết với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nhằm giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm cho người lao động.

Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Kim Bôi phối hợp với các trường liên kết, TTDVNN huyện, đã tổ chức được 3.322 lao động với 105 lớp. Trong đó có 48 lớp nghề từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Kim Bôi hiện có khoảng tổng số hộ nghèo 3.454 hộ, chiếm 12,28% (hộ người dân tộc thiểu số 3.371 hộ, chiếm 97,59%); số hộ cận nghèo 2.822 hộ, chiếm 10,04%; tỷ lệ lao động nông nghiệp trên tổng số lao động 64,3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 66,8%; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những giải pháp quan trọng giúp giảm nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.

Để đạt được mục tiêu, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện sẽ tiếp tục thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động, quản lý các tổ chức dịch vụ việc làm, bảo đảm chỉ tiêu giải quyết việc làm mới, chỉ tiêu xuất khẩu lao động... Đồng thời, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chính sách lao động về: Bảo hiểm xã hội, việc làm, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, an toàn vệ sinh lao động và các văn bản có liên quan, triển khai các văn bản mới hướng dẫn thi hành. Bảo đảm phát triển quan hệ lao động ổn định và tiến bộ trên địa bàn huyện.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kim Bôi (Hòa Bình): Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO