Xã hội

Vị Xuyên (Hà Giang): Cải thiện cuộc sống nhờ giao đất, giao rừng

Mai Đan 26/01/2018 14:23

(TN&MT) - Nhờ triển khai hiệu quả chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vị Xuyên (Hà Giang) sau hơn 10 năm (2006 - 2016) thực hiện, đến nay, diện tích rừng đã giao khoán được chăm sóc và bảo vệ tốt, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nhờ triển khai hiệu quả chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) sau hơn 10 năm (2006 - 2016) thực hiện, đến nay, diện tích rừng đã giao khoán được chăm sóc và bảo vệ tốt, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Huyện Vị Xuyên có tổng diện tích tự nhiên trên 147.840 ha, trong đó, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên 120.954 ha. Trước năm 2005, công tác giao đất, giao rừng đã được chính quyền các cấp hết sức quan tâm. Tuy vậy, thời điểm đó, trang thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu nên nhiều diện tích đất lâm nghiệp, rừng giao cho chủ nhưng chưa xác định cụ thể trên bản đồ và ngoài thực địa; hồ sơ giao đất, giao rừng thiếu nhất quán và quản lý thiếu chặt chẽ. Diện tích rừng có chủ thật sự còn thấp, dẫn đến tình trạng rừng chưa được bảo vệ, quản lý, sử dụng có hiệu quả, đời sống của người dân làm nghề rừng còn bấp bênh.

img-6876-16807173938151841535196-0-0-725-1160-crop-16807174064061040026721.jpg

huyện Vị Xuyên  thực hiện kế hoạch phát triển và bảo vệ rừng trồng 

Những năm gần đây, huyện Vị Xuyên đã cụ thể hóa các văn bản, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh để tuyên truyền, triển khai tổ chức thực hiện; sắp xếp hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý rừng, thành lập Ban Chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, có sự phân công, phân cấp và nhiệm vụ rõ ràng. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tham mưu, xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm và theo từng giai đoạn; phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng; tổ chức thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, cập nhật kịp thời những biến động về trạng thái rừng, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân và hộ dân tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng...

Cụ thể, từ năm 2006 - 2016, Vị Xuyên đã giao đất, giao rừng cho 6 cộng đồng dân cư quản lý với diện tích trên 1.106 ha; trong đó, đất rừng sản xuất trên 540 ha, đất rừng phòng hộ gần 463 ha, đất rừng đặc dụng trên 103 ha. Tổng diện tích đất rừng đã giao cho các hộ gia đình từ năm 2006 đến nay, đạt trên 37.448 ha, diện tích đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên 22.504 ha chiếm 62% diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các cá nhân, gia đình. Diện tích đất rừng được các gia đình, cá nhân trồng trong giai đoạn từ năm 2006 - 2016 trên 11.179 ha.

base64-1681618059886703546424.png
Từ năm 2006 - 2016, Vị Xuyên đã giao đất, giao rừng cho 6 cộng đồng dân cư quản lý với diện tích trên 1.106 ha

Sau khi được giao đất, giao rừng, người dân và cộng đồng dân cư đã có ý thức tự chủ với tài sản được giao, có trách nhiệm hơn trong quá trình quản lý và sản xuất, đã hạn chế tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép; việc phát triển kinh tế từ đất rừng bắt đầu có hiệu quả. Những khu vực giáp ranh, rừng đầu nguồn giao cho cộng đồng dân cư được bảo vệ tốt, chất lượng rừng được tăng lên, tỷ lệ che phủ của rừng tăng từ 63,4% năm 2006 lên 68,1% năm 2016.

Ông Lê Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên cho biết: “Việc giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, sử dụng đã tạo bước tạo chuyển biển tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và rừng thực sự có chủ. Người dân có ý thức bảo vệ rừng, hạn chế tình trạng phát nương làm rẫy, khai thác rừng bất hợp lý, giúp rừng được tái sinh. Nhiều hộ dân sau khi được giao đất, đã chủ động sản xuất, đầu tư trồng rừng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vị Xuyên (Hà Giang): Cải thiện cuộc sống nhờ giao đất, giao rừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO