Đắk Lắk: Giải pháp nào để nâng cao giá trị nông sản

Bài và ảnh: Đình Thắng| 10/08/2018 14:42

(TN&MT) - Bấy lâu nay, để hàng hoá nông sản từ nông dân đến được với người tiêu dùng, đều thông qua "cầu nối" là những tư thương đến các đại lý cung ứng cho doanh nghiệp để sơ chế, chế biến thành hàng hoá đến tay người tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Cách làm truyền thống này đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả nông dân lẫn tư thương, đại lý và doanh nghiệp, sức cạnh tranh kém và giá trị không cao.

Ước tính mỗi năm nông dân Đắk Lắk sản xuất ra hàng trăm triệu tấn sản phẩm nông nghiệp mỗi loại như: Cà phê, hồ tiêu, điều, bơ, sầu riêng... hay sản phẩm chăn nuôi như: Heo, gà, bò... Tuy vậy, để sản phẩm này đến được các doanh nghiệp xuất khẩu, hoặc đến tay người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, phải đi qua nhiều khâu trung gian. Chính vì vậy, giá trị sản phẩm nông dân làm ra không cao. 

images2617013__mg_1820.jpg
Chị Nguyễn Thị Thủy đang thu mua bơ của người dân tại xã Cư Suê, huyện Cư Mgar

Ông Y Krin Êban ở buôn Sút Mđưng, xã Cư Suê, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Nhiều năm nay, gia đình ông đều bán bơ và sầu riêng, cà phê, hồ tiêu cho thương lái. Nếu không có những tư thương thu mua nông sản tận thôn, buôn, nông dân chúng tôi làm ra sản phẩm không biết bán cho ai. Đây cũng là nỗi trăn trở của nông dân Đắk Lắk hiện nay. 

Chị Nguyễn Thị Thủy - ở TDP 6, P. Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột làm nghề thu mua trái cây nhiều năm nay chia sẻ: Chỉ với chiếc xe máy, chị rong ruổi khắp các thôn, buôn trên địa bàn huyện Cư Mgar để thu mua trái cây của người dân. Ai có nhu cầu bán chị tìm đến tận vườn thu hái, cân mua.

Trái cây được chị Thủy thu gom, rồi bán cho các đại lý hoặc bán cho một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để hưởng chênh lệch giá. Công việc tuy vất vả nhưng cho bù lại cho chị thu nhập khá cao, khoảng 700.000 đồng/ngày. Từ năm 2015, chị Thủy thuê một căn nhà ở thôn 1, xã Cư Suê, huyện Cư Mgar để làm địa điểm thu mua trái cây cố định, khách quen nên nhiều người dân đưa đến bán.

Ông Y Krin Êban cho biết thêm: Việc bán nông sản cho thương lái thường nhanh chóng nhưng mức giá mua không cao, thậm chí còn bị ép giá. Nếu người dân bán 1, thương lái thường bán gấp 1,2 đến 1,5 lần và sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì gấp đôi thậm chí còn cao hơn, nhất là các sảnh phẩm như trái cây, chăn nuôi. Còn các sản phẩm cây công nghiệp như: Cà phê, Hồ tiêu, điều mức chênh lệch cũng không nhỏ. Một rủi ro nữa người dân cung rất dễ mắc phải là gửi sản phẩm cho đại lý, khi nào cần tiền để chi tiêu thì ra chốt giá. Vì thế, đã có nhiều nông dân bị đại lý chiếm dụng rồi tuyên bố phá sản khiến cho nhiều gia đình trắng tay. Khi khiếu nại, khởi kiện lên cơ quan chức năng, được xác định là giao dịch dân sự nên không thể khởi tố hình sự để xử lý.

boo_20211027160538.jpg
Đại lý đang thu mua nông sản của người dân 

Cũng chính vì thế, ngày càng có nhiều đại lý tuyên bố phá sản, bể nợ cõm đi của nông dân hàng trăm thậm chí hàng ngàn tấn nông sản với giá trị nhiều tỷ đồng mà không biết làm gì để đòi lại.

Về phía đại lý thu mua nông sản và đầu tư vật tư nông nghiệp cho nông dân bên cạnh khoản lợi nhuận từ khâu luân chuyển nông sản thì cũng gặp không ít rủi ro. Anh Nguyễn Văn Cung - ở thôn Ea Chăm, xã Ea - ở Tân, huyện Krông Năng mỗi năm thu mua khoảng 500 tấn cà phê nhân, 200 tấn tiêu của người dân trong xã để cung ứng cho các công ty lớn hưởng chênh lệch về giá.

Anh Cung cũng đã nhận ký gửi cà phê, tiêu và cho người dân ứng tiền trước. Ngoài ra, anh còn bán hàng trăm phân bón trả chậm cho người dân để đầu tư sản xuất theo hình thức tín chấp trả chậm, giúp giảm bớt khó khăn cho người dân do thiếu vốn đầu tư.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đắk Lắk: Giải pháp nào để nâng cao giá trị nông sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO