Bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc ENV phát biểu tại buổi lễ |
Được phát động từ tháng 11/2018, cuộc thi đã nhận được 97.184 bức thư đến từ 910 trường THCS và THPT trên cả nước nhằm kêu gọi các chủ gấu chấm dứt việc nuôi nhốt gấu lấy mật và chuyển giao gấu đến các trung tâm cứu hộ. Trong số hàng ngàn bức thư, ban tổ chức đã chọn ra 8 cá nhân và 2 tập thể xuất sắc nhất để trao giải.
Những bức thư gửi cho các chủ gấu được thể hiện theo nhiều phong cách khác nhau; có bức thư là lời tâm sự của một cô con gái gửi bố là chủ nuôi gấu; có bức thư được thể hiện như một bản luận tội đanh thép mà gấu gửi đến kẻ giam cầm mình; có bức thư lại là những vần thơ chan chứa tình cảm của gấu con bị chia lìa khỏi gia đình; có bức thư tác giả gửi từ trong tương lai cho chính mình chứa đựng nhiều sự day dứt, ân hận.
Hy vọng rằng với sự tham gia nhiệt tình của các em học sinh và qua phương tiện thong tin đại chúng, cuộc thi sẽ góp phần chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu tại Việt Nam trong tương lai.
Các em học sinh đạt giải chụp ảnh cùng ông Gilbert Sape đến từ Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới |
Gilbert Sape, Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới cho biết: “Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới trân trọng ghi nhận những nỗlực của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Cục Kiểm lâm và các đơn vị liên quan trong nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật.
Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới đã hoạt động tại Việt Nam kể từ năm 2005. Với mục tiêu ngăn chặn những cá thể gấu mới bị nuôi nhốt lấy mật, chúng tôi đã ký Thỏa thuận hợp tác với Cục Kiểm lâm để gắn chip cho những cá thể đang bị nuôi nhốt. Trong năm 2016, chúng tôi đã thực hiện việc gắn chip lần hai với công nghệ mới nhất. Gấu sẽ bị coi là bất hợp pháp và bị tịch thu nếu không có chíp.
Bên cạnh việc gắn chíp, những nỗ lực đẩy mạnh hiệu quả thực thi pháp luật, tăng cường giám sát và giảm nhu cầu tiêu thụ mật gấu đã góp phần giảm số lượng gấu bị nuôi nhốt. Năm 2005, có khoảng 4,300 cá thể gấu bị nuôi nhốt nhưng đến thời điểm hiện tại, chỉ còn 695 cá thể tại các cơ sở tư nhân.
Ông Đỗ Quang Tùng - Cục trưởng Cục Kiểm lâm và ông Gilbert Sape đến từ Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới trao giải Sáng tạo |
Trong khi Chính phủ đã cấm trích hút mật gấu từ năm 2005, hành vi nuôi nhốt gấu vẫn được coi là hợp pháp và tạo điều kiện cho tình trạng trích hút, buôn bán bán mật gấu tiếp tục diễn ra. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có những hành động xử lý lỗ hổng này.
Hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật đang dần chấm dứt. Nếu giới trẻ thấu hiểu sớm hơn, có lẽ họ sẽ chấm dứt tình trạng này từ nhiều năm trước. Giờ đây, giới trẻ đã lên tiếng – gấu thuộc về tự nhiên, không phải trong chuồng cũi. Gấu là động vật hoang dã, không phải là thuốc chữa bệnh”.