TP.HCM: Nhiều sức ép trong quản lý chất thải nguy hại

30/11/2016 00:00

(TN&MT) - Theo tính toán dựa trên tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp, dự báo đến năm 2020, mỗi ngày, TP.HCM sẽ phát sinh khoảng 700 tấn  chất...

 

(TN&MT) - Theo tính toán dựa trên tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp, dự báo đến năm 2020, mỗi ngày, TP.HCM sẽ phát sinh khong 700 tn  chất thải nguy hại (CTNH) và đến năm 2025 phát sinh khoảng 1.000 tấn/ngày.

Nhiều nguồn phát sinh CTNH

Với tốc độ tăng trưởng công nghiệp khoảng 12-14% năm, khối lượng chất thải rắn công nghiệp, CTNH phát sinh  của TP.HCM khoảng 1.500 đến 2.000 tấn/ngày. Trong đó,  đối với CTNH  phát sinh năm 2011: 250 tấn/ ngày; 2012: 300 tấn/ngày; 2013: 320 tấn/ ngày; 2014: 350 tấn/ ngày; 2015: 400 tấn / ngày. Ngoài ra, CTNH còn phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình như: bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc quy, đồ dùng điện tử, chai xịt côn trùng,..

Theo Sở TN&MT TP.HCM, từ  2011 đến nay, Sở  đã cấp trên 5.000 Sổ đăng ký Chủ nguồn thải CTNH.  Như vậy, trên địa bàn thành phố số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh số lượng CTNH thấp hơn 600 kg/nămchiếm tỷ lệ cao. Đây là các chủ nguồn thải không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp sổ đăng ký Chủ nguồn thải CTNH mà chỉ đăng ký bằng báo cáo quản lý CTNH định kỳ. Đồng thời, các văn bản pháp lý hiện hành chưa quy định bắt buộc hộ gia đình phải thực hiện phân loại, chuyển CTNH xử lý đúng theo quy định. Hàng năm, Sở TN&MT có triển khai Chương trình “Tuần lễ thu gom CTNH hộ gia đình” nhằm tạo nhận thức cho người dân trong việc phân loại, chuyển CTNH xử lý đúng theo quy định. Tuy nhiên, tuần suất thực hiện trong năm chưa nhiều và quận huyện chưa bố trí điểm thu gom CTNH phát sinh từ hộ gia đình.

Lưu giữ chất thải nguy hại trước khi xử lý
Lưu giữ chất thải nguy hại trước khi xử lý

Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH được xã hội hóa hoàn toàn, hầu hết là công ty tư nhân thực hiện.Thành phố hiện có hơn 30 đại lý thu gom, vận chuyển CTNH và 12 cơ cở được cấp phép xử lý CTNH. Các cơ sở xử lý CTNH này hoạt động riêng lẻ, có qui mô nhỏ, địa điểm hoạt động trong khu dân cư, Khu công nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia xử lý CTNH có quy mô lớn gồm: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM: công suất 22.190 tấn/ngày; Công ty TNHH Thương mại - Xử lý Môi trường Thành Lập: 17.480 tấn / ngày; Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc: 27.445; Công ty TNHH thương mại – dịch vụ - môi trường A Giàu: 30.000 tấn/ngày.,,

Các nhà máy này không chỉ phục vụ nhu cầu xử lý CTNH cho các chủ nguồn thải trên địa bàn thành phố mà còn tiếp nhận xử lý CTNH của các chủ nguồn thải của các tỉnh thành khác để xử lý như Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh,….Ngoài ra,  một phần CTNH phát sinh trên địa bàn TP.HCM còn được các công ty hành nghề vận chuyển, xử lý CTNH của các tỉnh thành khác đến thu gom về tỉnh để xử lý.

TP.HCM hiện  có 02 khu  được qui hoạch để xây dựng xử lý CTNH, gồm: Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ  Chi và  Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh. Hiện nay, 02 Khu này đã được bố trí cho 02 dự án xử lý chất thải công nghiệp- CTNH, gồm: Dự án của Công ty Cổ phần Kho vận giao nhận ngoại thương Mộc An Châu, công suất 500 tấn/ngày với diện tích 17,01 ha tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh. Dự án này đang tiến hành các thủ tục đầu tư, chưa xây dựng nhà máy dự kiến đến đầu năm 2018 Nhà máy mới đi vào tiếp nhận xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại cho thành phố. Dự án liên danh của Công ty Cổ phần Tiến Phước – Việt Úc, công suất 250-360 tấn/ngày với diện tích dự kiến 15 ha tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi;  dự kiến đến cuối năm 2019 Nhà máy đi vào hoạt động.

Theo Sở TN&MT, trong thời gian qua công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH trên địa bàn thành phố đã dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: Chưa có tạo mối liên kết giữa chủ nguồn thải CTNH với đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH đặc biệt đối với chủ nguồn thải có phát sinh khối lượng CTNH thấp hơn 600kg/năm. Các chủ nguồn thải CTNH này thường gặp khó khăn trong việc ký hợp đồng chuyển giao CTNH với đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý CTNH do đơn giá thu gom, vận chuyển xử lý CTNH quá cao chưa phù hợp với khối lượng CTNH phát sinh thấp.

Kiểm soát chặt các chủ nguồn thải quy mô nhỏ

Hiện nay, Sở TN&MT  TP.HCM đang lấy ý kiến hoàn thiện  dự thảo “ Kế hoạch tăng cường hoạt động thu gom, vận chuyển CTNH trên địa bàn TP.HCM”, trong đó trọng tâm là tổ chức hệ thống thu gom CTNH đối với các chủ nguồn thải CTNH có phát sinh số lượng CTNH thấp (dưới 600kg/năm) chưa chuyển giao CTNH do chưa tìm được đơn vị xử lý CTNH phù hợp.

 Mục tiêu của Kế hoạch nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động thu gom CTNH trên địa bàn, tạo sự chuyển biến, tích cực về quản lý CTNH tại địa phương. Kiểm soát hoạt động thu gom CTNH trên địa bàn thành phố, đảm bảo100% CTNH phát sinh trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, khu công nghệ cao và tại các quận-huyện được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý đúng theo quy định.

Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tập trung tuyên truyền, hướng dẫn quản lý chất thải theo theo quy định; rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu về nguồn thải CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố.

Hoạt động đổi chất thải nguy hại lấy quà tại Ngày hội Tái chế chất thải TP.HCM hàng năm
Hoạt động đổi chất thải nguy hại lấy quà tại Ngày hội Tái chế chất thải TP.HCM hàng năm

Về tổ chức hệ thốngthu gom CTNH : Chủ nguồn thải CTNH phải có trách nhiệm ký hợp đồng chuyển giao CTNH với đơn vị hành nghề quản lý CTNH có giấy phép phù hợp theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/ 4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/ 6/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý CTNH.

Đặc biệt, đối với Chủ nguồn thải CTNH có phát sinh số lượng CTNH thấp (dưới 600kg/năm) chưa chuyển giao CTNH do chưa tìm được Chủ xử lý CTNH phù hợp được thực hiện như sau: Chủ nguồn thải CTNH gửi văn bản đến UBND quận-huyện, Ban quản lý Khu chế xuất-Khu Công nghiệp, Khu công nghệ cao đề nghị hỗ trợ tổ chức thu gom CTNH tại cơ sở theo mẫu quy định. Sau đó, các đơn vị này tổng hợp danh sách Chủ nguồn thải CTNH có văn bản đề nghị được tổ chức thu gom CTNH đúng theo quy định; công khai thông tin Chủ nguồn thải CTNH (tên, địa chỉ hoạt động; ngành nghề; thành phần, số lượng CTNH) phát sinh trên cổng thông tin điện tử, bảng tin của cơ quan; mời gọi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH tham gia xây dựng hệ thống thu gom CTNH tại địa phương và phạm vi quản lý.

 Tiêu chí để chỉ định đơn vị thu gom CTNH được dựa trên: các phương tiện, thiết bị thu gom CTNH được cấp phép; Giá thu gom CTNH thấp nhất (theo từng loại chất thải); Được phép thu gom các loại CTNH ghi trong Giấy phép. Sauk hi lựa chọn được đơn vị xử lý CTNH, các cơ quan chức năng sẽ thông báo đơn vị được chỉ định thu gom CTNH tại địa phương và phạm vi quản lý choChủ nguồn thải CTNH biết.

Nguyễn Thanh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TP.HCM: Nhiều sức ép trong quản lý chất thải nguy hại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO