Quảng Bình với địa hình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông lại có khí hậu khắc nghiệt, nên vùng ven biển là nơi hứng chịu nguồn thải từ đất liền đổ ra rất lớn, trong đó có rác thải nhựa. Là địa phương có tiềm năng du lịch biển phong phú và đa dạng, tỉnh Quảng Bình luôn xem phát triển du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, là nguồn lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Vì vậy, cần chú trọng tăng cường kiểm soát nguồn thải từ đất liền, xử lý tốt vấn đề rác thải nhựa giúp phát triển tốt ngành du lịch, tận dụng các lợi thế về biển để Quảng Bình trở thành tỉnh có nền kinh tế biển mạnh, phát triển bền vững.
Sau mưa lũ hàng chục tấn rác thải dạt vào bờ biển Quảng Phúc, TX. Ba Đồn, trong đó rác thải nhựa chiếm đa phần. |
Tình trạng xả rác tại các khu du lịch và nghỉ dưỡng ven biển hiện nay còn diễn ra khá phổ biến và hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao bì phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật thường bị vứt bỏ ngay ngoài đồng ruộng. Các loại rác này sẽ theo dòng nước mưa chảy vào các thủy vực, cửa sông ven bờ và đổ ra biển.
Rác thải nhựa mang theo các loại hóa chất vào môi trường biển và có thể gây ra phơi nhiễm các chất độc hại cho các sinh vật biển và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khảo sát hiện trạng rác thải nhựa vùng ven biển tỉnh Quảng Bình nhằm cung cấp thông tin tổng quát về hiện trạng rác thải nhựa vùng ven biển trên địa bàn tỉnh, giúp các nhà quản lý có những định hướng trong việc điều chỉnh và bổ sung các chính sách, kế hoạch và giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa vùng ven biển. Xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm soát rác thải nhựa vùng ven biển của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2020-2025.
Vùng ven biển Quảng Bình nằm ở vĩ độ từ 17o09’20” đến 17o57’42” Bắc, kinh độ từ 106o24’02” đến 106o59’32” Đông, có bờ biển thuộc vùng đất ven bờ dài 116,04 km, trải dài từ Đèo Ngang (Quảng Trạch) đến Hạ Cờ (Lệ Thủy). Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh; phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây là các xã, phường giáp trực tiếp với 20 xã, phường ven biển. Diện tích vùng ven biển ước khoảng 152.316,77 ha, trong đó diện tích vùng đất
Kiểm soát rác thải tại các nhà hàng dọc bờ biển được triển khai thực hiện trong nhiều năm qua. |
bờ là 28.738,77 ha (chiếm 3,4% tổng diện tích đất tự nhiên của cả tỉnh) và diện tích vùng biển ven bờ khoảng 123.578 ha (gấp 4,3 lần diện tích vùng đất ven bờ).
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm thành phố, thị xã và các trị trấn, còn các khu vực khác nằm xa trung tâm chưa được thu gom và xử lý triệt để. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn(CTR) sinh hoạt, trong đó có chất thải nhựa và túi ni-lông trên địa bàn tỉnh chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu đã đề ra. Cụ thể: tại khu vực nội thành của các đô thị tỷ lệ thu gom trung bình đạt khoảng 85%; lượng CTR sinh hoạt nông thôn vùng ven biển được thu gom khoảng 43%-45% so với lượng CTR sinh hoạt phát sinh…
Bởi vậy, để giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa cần có một giải pháp tích hợp đồng bộ, song song với những giải pháp về chính sách, công nghệ, tài chính và nâng cao nhận thức, cần phải tiến hành thêm các nghiên cứu về mặt chính sách, những tác động của ô nhiễm rác thải nhựa đối với kinh tế, môi trường xã hội.
Trong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều biện pháp thu gom, xử lý rác thải nhựa. Đáng chú ý, là việc hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động tại Công văn số 5539/BTNMT-TCMT ngày 10/10/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tổ chức phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”; UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2210/UBND-TNMT ngày 26/12/2018 về tổ chức phát động phong trào “Chống rác thải nhựa tổ chức phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi cộng đồng cùng nhau thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa khó phân hủy, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Hướng dẫn các địa phương xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải nhựa dựa vào cộng đồng; Để hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” ngày 11/8/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình đã phối với Tỉnh đoàn, Tập đoàn TMS, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Chương trình Ngày Chủ Nhật xanh, ra quân chiến dịch “Hãy làm sạch biển-Tử tế với đại dương” và tổ chức Cuộc thi “Thiết kế vật dụng tái chế.” Ngay sau lễ ra quân, khoảng 1.000 đoàn viên thanh niên và người dân trên địa bàn thành phố Đồng Hới đã tích cực tham gia.
Công tác khảo sát khu vực bờ biển trong nhiều năm qua của tỉnh Quảng Bình nhằm có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. |
Những hoạt động thiết thực của chương trình “Hãy làm sạch biển - Tử tế với đại dương” và cuộc thi “Thiết kế vật dụng tái chế” đã góp phần lan tỏa ý thức, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên và cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, thúc đẩy tinh thần sáng tạo ứng dụng tạo ra các sản phẩm trong thực tiễn, góp phần hạn chế rác thải nhựa, giảm thiểu ô nhiễm và chung tay xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp, văn minh.
Trao đổi với PV, ông Phan Đình Hùng – Phó Chi cục Biển và Hải đảo, Sở TN&MT Quảng Bình, cho biết “Nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa, trong đó rác thải nhựa bờ biển đã và đang được tỉnh quan tâm. Bởi vậy, cần có sự chung tay, góp sức của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tiếp tục xem công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa, những biện pháp tiết kiệm, tái sử dụng rác thải nhựa là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt. Cần tập trung huy động tổng hợp các nguồn lực của tỉnh để triển khai đồng bộ và hiệu quả các nhóm giải pháp để giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy. Nhân rộng các điển hình tiên tiến tại các địa phương, doanh nghiệp có những mô hình, sáng kiến, hành động thiết thực giảm thiểu rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy để tạo sức lan tỏa trên địa bàn”.
Ngoài các phong trào, hoạt động “Chống rác thải nhựa”, đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn, giảm dần hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước. Tăng cường thực thi nghiêm túc và hiệu quả pháp luật về bảo vệ môi trường trong thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế chất thải rắn, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của các chủ nguồn thải, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
“Theo kết quả khảo sát của Sở TN&MT Quảng Bình cho thấy, trung bình mỗi hộ vùng ven biển tỉnh Quảng Bình sử dụng 4-8 túi ni lông/một ngày, tương ứng với tỷ lệ thải ra môi trường 3-7 túi ni lông /một ngày. Với tổng số hộ dân tương ứng 15.165 hộ, mỗi ngày vùng ven biển thải ra ngoài môi trường trung bình khoảng 134.794 túi ni lông khó phân hủy/ngày. Đặc biệt đối với những địa phương người dân có mức sống khá cao như Cảnh Dương, Hải Trạch, Thanh Trạch, Trung Trạch, Bảo Ninh, Hải Thành....tỷ lệ người dân thải túi ni lông khó phân hủy ra môi trường càng tăng, tỷ lệ tái sử dụng lại rất thấp. Những vùng người dân có mức sống còn hạn chế như Quảng Đông, Quảng Xuân, Đức Trạch, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam ....tỷ lệ người dân thải túi ni lông khó phân hủy ra môi trường ít hơn, tỷ lệ tái sử dụng được nâng lên”.