Nhiều doanh nghiệp “quên” xử lý nước thải

19/06/2013 00:00

(TN&MT) - Theo thống kê của Bộ TN&MT, trong tổng số 429 cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN) được thanh tra năm 2012, có đến 157 cơ sở vi phạm...

 

 

Doanh nghiệp thơ 

 

Hiện, cả nước đã có 283 KCN, KCX được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 80 nghìn ha ở 58 tỉnh, thành phố. Ngoài ra, còn có khoảng 878 CCN do địa phương thành lập.

Đánh của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường C49, các công trình bảo vệ môi trường ở các KCN, CCN dù đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả không cao, dẫn đến tình trạng 75% nước thải khu công nghiệp thải xả ra ngoài với lượng ô nhiễm cao.

Lượng nước thải từ KCN khu vực Đông Nam B chiếm đến 49% lượng nước thải của các KCN trong toàn quốc. Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Bộ TN&MT, chỉ 66% các KCN có trạm xử lý nước thải tập trung, nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp.

Điển hình là Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương được xem là khu vực tập trung nhiều KCN và dự án FDI lớn nhất cả nước. Mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu vực này khá cao, nhưng tình trạng vi phạm các qui định về môi trường vẫn thường xuyên xảy ra. Bởi vậy không có gì lạ khi nhiều kênh rạch ở TP. HCM hiện nay như Tham Lương, Ba Bò, Thầy Cai, An Hạ… được xem là những dòng kênh chết với lượng nước thải khổng lồ và rác thải đủ loại từ các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như sinh hoạt.

Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều dùng các thủ đoạn tương tự nhau, xây dựng hệ thống ngầm kiên cố xả thẳng ra sông, rạch, hoặc lợi dụng thủy triều lên xuống để pha loãng nước thải chưa qua xử lý đưa ra môi trường mà gần đây nhất chính là sự kiện của công ty cổ phần Sonadezi Long Thành - Đồng Nai.

Bên cạnh đó, nhiều KCN trên cả nước vừa thu hút đầu tư, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng không tuân thủ thiết kế dự án đầu tư dẫn đến không xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, cũng như việc đầu tư cho hệ thống thoát nước còn manh mún, chắp vá, không hiệu quả.


 

 

Kiểm tra ra vi ph

 

Bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển công nghiệp nói chung và hệ thống các KCN nói riêng ở Việt Nam đang tạo ra nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, nước thải và khí thải công nghiệp. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm. Mỗi năm Việt Nam cũng thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường.

Một trong những lý do khiến công tác bảo vệ môi trường tại nhiều khu công nghiệp chưa đạt hiệu quả như mong muốn là do chức năng giám sát, kiểm tra về môi trường của Ban quản lý các khu công nghiệp chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, kinh phí cho việc xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp rất tốn kém, không phải chủ đầu tư khu công nghiệp nào cũng sẵn sàng triển khai, do đó công tác bảo vệ môi trường thường bị bỏ ngỏ hoặc chỉ làm mang tính chất đối phó với cơ quan chức năng khi bị kiểm tra.

Nỗ lực thanh tra, kiểm tra được các cấp ngành đẩy cao. Bộ TN&MT liên tục tiến hành thanh kiểm tra, ra nhiều quyết định xử phạt. Thế nhưng, lực lượng “mũi nhọn” về xử phạt vi phạm môi trường tại các KCN là Cảnh sát môi trường hiện còn mỏng. Mặc dù được thành lập ở tất cả 63 tỉnh, thành phố nhưng mới chỉ có 22 Phòng Cảnh sát môi trường địa phương thực hiện công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm tại các KCN (chiếm 36,6% so với 60 địa phương có KCN) với tổng số tiền hơn 2,5 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia môi trường, để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN, trước hết, Ban Quản lý KCN phải phối hợp với các cơ quan kiểm tra, giám sát ngay giai đoạn xây dựng hạ tầng các KCN, CCN. Trong đó, bắt buộc các chủ đầu tư phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Phương Anh


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhiều doanh nghiệp “quên” xử lý nước thải
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO