(TN&MT) - Rác thải sinh hoạt đổ tràn lan, chất đống ngay bên đường quốc lộ (tuyến tránh TP Phủ Lý), cách trụ sở UBND xã Nhật Tựu (Kim Bảng) chưa đầy 300m. “Núi rác” này luôn luôn bốc mùi hôi thối, ruồi bọ bu đầy, gây ô nhiễm nặng nề, bởi phải lưu cữu lâu ngày mà không được thu gom và xử lý đúng cách. Người dân sống gần khu vực bức xúc vì “chịu hết nổi”, còn chính quyền thì đang tỏ ra bất lực.
Trao đổi với chúng tôi về những tồn tại trên, Chủ tịch UBND xã Nhật Tựu thừa nhận việc bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là có. Dù vậy nhưng ông lại luôn khẳng định: bãi rác của địa phương mình là một trong những nơi làm tốt nhất trong huyện Kim Bảng, còn bà con kêu thì cũng đúng thôi, ở đâu chẳng thế.
Theo quy định của Hà Nam, xã chịu trách nhiệm thu gom đến bể chứa, còn việc vận chuyển và xử lý rác thải là do tỉnh, việc để rác tồn lại lâu ngày không vận chuyển thì các anh làm việc với Phòng Tài nguyên & Môi trường trên huyện. Đi họp nhiều khi không dám nói, ngày xưa tiền ngân sách tỉnh hỗ trợ chúng tôi để chuyển trả cho Công ty thu gom rác Tâm Sinh Nghĩa, nhưng hiện nay Công ty này không hoạt động nữa, chúng tôi phải tự chôn lấp nhưng tỉnh cũng không hỗ trợ đồng nào. Hiện xã có 4 bể rác thải ô nhiễm như thế này, mỗi quý chúng tôi phải xúc đi chôn một lần, chứ không thể tháng nào cũng xúc đi được. Đến bây giờ chúng tôi cũng không còn chỗ nào mà chôn nữa, 50% đất thu hồi san lấp làm khu Công nghiệp hết rồi, nhưng đến nay địa bàn tôi vẫn là sạch nhất huyện…
Theo quy định của Hà Nam, xã chịu trách nhiệm thu gom đến bể chứa, còn việc vận chuyển và xử lý rác thải là do tỉnh, việc để rác tồn lại lâu ngày không vận chuyển thì các anh làm việc với Phòng Tài nguyên & Môi trường trên huyện. Đi họp nhiều khi không dám nói, ngày xưa tiền ngân sách tỉnh hỗ trợ chúng tôi để chuyển trả cho Công ty thu gom rác Tâm Sinh Nghĩa, nhưng hiện nay Công ty này không hoạt động nữa, chúng tôi phải tự chôn lấp nhưng tỉnh cũng không hỗ trợ đồng nào. Hiện xã có 4 bể rác thải ô nhiễm như thế này, mỗi quý chúng tôi phải xúc đi chôn một lần, chứ không thể tháng nào cũng xúc đi được. Đến bây giờ chúng tôi cũng không còn chỗ nào mà chôn nữa, 50% đất thu hồi san lấp làm khu Công nghiệp hết rồi, nhưng đến nay địa bàn tôi vẫn là sạch nhất huyện…
Khi được hỏi về việc rác thải để lưu cữu mấy tháng trời, vài ngày lại đốt khiến khói bay mù mịt, khét lẹt cháy âm ỉ làm ô nhiễm cả một vùng dân cư rộng lớn. Vị Chủ tịch nói: Chúng tôi buộc phải đốt rồi mới chôn đi được, nếu để thế thì đất đâu mà chôn cho xuể, chúng tôi đốt có lộ trình. Nếu nhà báo muốn biết nhiều hơn thì hãy đi dọc quốc lộ 38 này xem địa phương chúng tôi sạch đến mức độ như thế nào…Các xã khác còn “khủng khiếp” hơn nhiều, tất cả các bãi rác thải đều nằm ven đường quốc lộ để tiện cho xe thu gom, vận chuyển nên dân nó kêu là chuyện bình thường.
Đổ lỗi cho việc rác thải để lâu ngày gây ô nhiễm, theo ông Chủ tịch: là do hiện nay 2 công ty Môi trường Ba An và Tâm Sinh Nghĩa trên địa bàn đều đã bị dừng hoạt động. Cả huyện Kim Bảng này đều phải “tự xử” ba năm nay rồi, cho nên giờ bảo xã có biện pháp nào để hạn chế ô nhiễm thì cũng…chịu, chỉ còn cách cứ ba tháng chôn một lần. Đến sông Nhuệ còn ô nhiễm nặng nề thế, vĩ mô, trung ương còn chẳng làm được nói gì địa phương bọn anh. Cho nên muốn giúp chúng tôi thì các anh phải lên làm việc với huyện. Huyện đã có thông báo chính thức đến các xã là tạm dừng việc thu gom rác từ ba năm nay, các xã chủ động việc tự chôn lấp (khi chúng tôi ngỏ ý muốn xem bản thông báo đó, đồng thời xin họ, tên đầy đủ của vị Chủ tịch nhưng ông từ chối).
Đổ lỗi cho việc rác thải để lâu ngày gây ô nhiễm, theo ông Chủ tịch: là do hiện nay 2 công ty Môi trường Ba An và Tâm Sinh Nghĩa trên địa bàn đều đã bị dừng hoạt động. Cả huyện Kim Bảng này đều phải “tự xử” ba năm nay rồi, cho nên giờ bảo xã có biện pháp nào để hạn chế ô nhiễm thì cũng…chịu, chỉ còn cách cứ ba tháng chôn một lần. Đến sông Nhuệ còn ô nhiễm nặng nề thế, vĩ mô, trung ương còn chẳng làm được nói gì địa phương bọn anh. Cho nên muốn giúp chúng tôi thì các anh phải lên làm việc với huyện. Huyện đã có thông báo chính thức đến các xã là tạm dừng việc thu gom rác từ ba năm nay, các xã chủ động việc tự chôn lấp (khi chúng tôi ngỏ ý muốn xem bản thông báo đó, đồng thời xin họ, tên đầy đủ của vị Chủ tịch nhưng ông từ chối).
Tìm hiểu thêm, chúng tôi ghi nhận: trên đoạn đường chừng 2km, ven theo quốc lộ 38 xuất hiện thêm nhiều bãi rác lộ thiên khác thuộc xã Nhật Tân cũng có “quy mô” và mức độ ô nhiễm “khủng” không kém. Và theo như lời “chốt” chắc nịch của ông Chủ tịch xã Nhật Tựu: “địa bàn tôi vẫn là sạch nhất” thì có thể hiểu mức độ ô nhiễm trên toàn huyện Kim Bảng là thế nào.
Với mong muốn tìm hiểu và phản ánh về thực trạng này một cách rõ ràng, thấu đáo hơn, chúng tôi đã tìm đến UBND huyện Kim Bảng. Song, qua nhiều lần điện thoại cho ông Long (Chánh văn phòng UBND huyện) nhằm đặt lịch làm việc, nhưng vị này luôn luôn không nhấc máy.
Được biết, xã Nhật Tựu đã về đích nông thôn mới từ cuối năm 2014 và huyện Kim Bảng cũng đang nỗ lực phấn đấu để trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong nay mai. Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng từ rác thải sinh hoạt như trên, e rằng chặng đường phấn đấu để đạt điểm lên chuẩn nông thôn mới của huyện Kim Bảng còn rất xa vời. Và việc xử lý dứt điểm, tìm lời giải cho “bài toán” ô nhiễm môi trường, chính quyền nơi đây còn đang “loay hoay” trong bế tắc, thì nỗi bức xúc của người dân chắc chắn còn chưa nguôi.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin.