Đây là hoạt động khuôn khổ dự án “Tăng cường nhận thức về quản lý rác thải nhựa”, do Trung tâm Giáo dục và Phát triển CED và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giới thiệu ngày 6/11, tại Hà Nội.
PGS.TS Bùi Đức Thọ - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân phat sbieeur tại lễ khởi động dự án |
Theo số liệu từ một nghiên cứu mới đây, mỗi năm, Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa và nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất. Lượng rác này cao hơn 10% so với mức trung bình của thế giới.
Nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của giới trẻ về môi trường và ô nhiễm rác thải nhựa, dự án đã thành lập một mạng lưới lãnh đạo môi trường đến từ 5 khu vực, gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Phúc Yên – Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh và An Giang – Cần Thơ. 60 bạn trẻ tuổi từ 18 – 25 đã trải qua vòng tuyển chọn để đồng hành cùng dự án. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt để triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong trường học và trong cộng đồng trong thời gian tới.
35 lãnh đạo trẻ thuộc các trường khu vực phía Bắc sẽ tham dự khóa tập huấn đầu tiên diễn ra trong 2 ngày 6 - 7/11. Hoạt động gồm trang bị kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức cộng đồng và kiến thức về quản lý rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.
Đông đảo các bạn trẻ đến tham dự hội thảo |
Theo PGS.TS Bùi Đức Thọ - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, việc kiểm soát rác thải nhựa và túi nilon đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách hiện nay. Để giảm thiểu ô nhiễm, cần nhiều giải pháp đồng bộ, lâu dài và thay đổi thói quen của cộng đồng, đặc biệt là đối tượng những người trẻ.
Chia sẻ thêm về các hoạt động của dự án, bà Tô Lim Liên, Giám đốc Trung tâm giáo dục và Phát triển (CED) cho biết: Ngoài việc nâng cao nhận thức của giới trẻ và các nhà lãnh đạo trẻ, CED cũng sẽ hợp tác với doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm nhựa đang ngày càng tăng và khuyến khích họ giảm thiểu rác thải nhựa.
Chúng tôi cũng hợp tác với hiệp hội doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp thay đổi công nghệ, tạo ra các giải pháp thay thế sáng tạo để nhựa luôn được giữ trong một vòng tuần hoàn. Các sản phẩm nhựa, bao bì nhựa được thiết kế có thể tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy được và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Đại diện các lãnh đạo trẻ môi trường khu vực miền Bắc |
Thời gian tới, dự kiến sẽ có 8 buổi triển lãm được tổ chức tại 8 trường học; cùng với 3 triển lãm và hội chợ khoa học liên quan đến nhựa tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Ccas hoạt động nhằm tăng cường nhận thức trong cộng đồng về quản lý rác thải nhựa và các nội dung trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi sắp tới.