Đặc sắc Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên 2017

12/03/2017 00:00

(TN&MT) - Điểm nhấn của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) lần thứ 6 chính là Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2017. Đây là đêm hội diễn tấu cồng chiêng cùng các nghi lễ phục dựng với sự tham gia trình diễn của hơn 400 diễn viên, nghệ nhân diễn ra tại Quảng trường 10/3 TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Tiết mục đi lấy nước của người đồng bào Banar đến từ Kon Tum
Tiết mục đi lấy nước của người đồng bào Banar đến từ Kon Tum

Tham gia trong đêm khai mạc diễn tấu cồng chiêng tối ngày 11/3 với chủ đề “ Bản sắc trong thế giới hội nhập”, ngoài 5 tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Quảng Nam còn có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật dân gian đến từ các nước: Lào, Campuchia, Rumani.

Tại Đêm hội, nghệ nhân các dân tộc đã trình diễn các bài chiêng đặc sắc nhất của dân tộc mình. Đội chiêng tỉnh Kom Tum tham gia Đêm hội với đội cồng chiêng Xê đăng; tỉnh Gia Lai với 2 đội cồng chiêng Jarai, Bahnar; tỉnh Lâm Đồng với 2 đội chiêng K’ho và Chu Ru; tỉnh Đắk Nông có đội chiêng M’nông. Riêng chủ nhà Đắk Lắk tham gia Đêm hội với 3 đội chiêng đặc sắc Êđe Adham, chiêng nữ Êđê Bil và đội chiêng dân tộc Mường.

Tiết mùa múa của đoàn đến từ nước Lào
Tiết mùa múa của đoàn đến từ nước Lào

Dịp này, khán giả còn được thưởng thức chiêng của người Cơ Tu (tỉnh Quảng Nam) và các tiết mục nghệ thuật của đoàn nghệ thuật các nước Lào, Campuchia, Rumani, Hàn Quốc, gắn với các loại nhạc cụ như đàn Tơ – rung, đàn đá, đần bầu, các loại sáo và bộ gõ cùng với tiếng cồng, tiếng chiêng. Khán giả được hòa mình vào không khí vũ hội cồng chiêng từ những cánh tay rắn khỏe của các chàng trai, những đôi chân dẻo dai của các cô gái Êđê, Gia Rai, M'nông… hòa quyện với âm thanh vang vọng giữa đại ngàn, xen kẽ nội dung diễn tấu cồng chiêng là các tiết mục nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.  

Múa mừng lúa mới của người Jrai đến từ Gia Lai
Múa mừng lúa mới của người Jrai đến từ Gia Lai

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên gắn bó mật thiết với lịch sử phát triển các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu - di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005, đã khẳng định giá trị nền văn hóa nghệ thuật của tỉnh Đắk Lắk.

Mỗi dân tộc đều sỡ hữu cho mình những bài chiêng và loại chiêng khác nhau để làm phong phú cho tinh hoa văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Mỗi dân tộc đều sỡ hữu cho mình những bài chiêng và loại chiêng khác nhau để làm phong phú cho tinh hoa văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Âm thanh cồng chiêng không chỉ là mạch suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách mà còn là tiếng lòng yêu thương, là sức mạnh, là hồn thiêng của cộng đồng các dân tộc từ truyền thống đến hiện đại, tựa như những bản anh hùng ca bất tận, bởi sự thu hút sự đa dạng, nguồn cội của các loại hình văn hóa dân gian, tiêu biểu như: dân ca dân vũ, ẩm thực, tín ngưỡng… các hoạt động lễ hội truyền thống như: Lễ hội đầu mùa, lễ hội bỏ mả, lễ hội cầu mùa, lễ hội cúng bến nước…của dân tộc bản địa, còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc như: Lễ mừng lúa mới của dân tộc Cơ Ho; Lễ bắt máng nước của dân tộc Xơ Đăng; Lễ cưới xin của dân tộc Mnông qua sự  thể hiện khéo léo của các nghệ nhân tạc tượng phác họa chân dung, miêu tả đời sống, sinh hoạt của con người Tây Nguyên.

                                                                   Tin & ảnh:Dương Bùi

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên 2017
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO