Thay đổi thói quen sử dụng đất rừng của đồng bào dân tộc

27/09/2016 00:00

(TN&MT) - Một chương trình hợp tác đa phương giữa Chính phủ New Zealand với các nước Đông Nam Á,  trong đó có Việt Nam sẽ thực hiện nghiên cứu dự án “Tầm quan trọng của việc hiểu rõ thói quen sử dụng đất rừng của đồng bào dân tộc thiểu số”.

Dự án nghiên cứu này được xây dựng tại Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Canterbury, New Zealand và chuyên viên Ban Kinh tế Trung ương thực hiện nhằm nghiên cứu tiếp cận từ góc độ cơ sở - hiểu rõ bản chất của thói quen sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các hộ đồng bảo dân tộc thiểu số.

Theo nghiên cứu, đất rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia với hơn 50% lãnh thổ, gần 17 triệu ha là rừng và đất lâm nghiệp. Đồng thời, Việt Nam cũng là nước đa văn hóa với 14% dân số thuộc 53 nhóm dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn và phụ thuộc rất lớn vào rừng và đất lâm nghiệp. 

Với việc triển khai dự án, kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa vĩ mô khi đưa ra những căn cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách và dự án giao đất giao rừng cũng như sử dụng đất rừng có hiệu quả cho gần 15 triệu đồng bào dân tộc thiểu số trên khắp cả nước. Từ đó, hiểu rõ bản chất và góp phần thay đổi thói quen sử đụng đất rừng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Canh tác đất rừng của đồng bào Dân tộc thiểu số. Nguồn: Internet
Canh tác đất rừng của đồng bào Dân tộc thiểu số. Nguồn: Internet

Được biết, dự án được tiếp cận nghiên cứu theo phương pháp mô hình hóa, bằng sự kết hợp hiện đại giữa mô hình toán thống kê với mộ hình xã hội học - “Mô hinh Cây quyết định”. Đây là một sự kết hợp rất mới khi mà mô hình toán thống kê đã được sử dụng hàng trăm năm nay lại được kết hợp với một mô hình xã hội học đặc trưng mới được để xuất gần đây của Nhà Nông nghiệp học người Mỹ, Chiristina H.Gladwin. 

Để áp dụng mô hình vào thực tiễn, nghiên cứu sẽ sử dụng thí điểm tại 2 tỉnh Lào Cai và Nghệ An. Hai tỉnh này đại diện cho 2 vùng có tính đại diện lớn nhất Việt Nam về lâm nghiệp cũng như sự đa dạng về vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuyết Chinh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thay đổi thói quen sử dụng đất rừng của đồng bào dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO