Phạm vi thực hiện Dự án trên địa bàn 12 huyện, thành phố; thời gian thực hiện trong 2 năm 2022-2023. Với mục tiêu đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về môi trường; đề xuất kế hoạch quản lý chất thải nhựa, phục vụ công tác quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, người dân về bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế các bon thấp, tiến tới giảm thiểu chất thải nhựa.
Các nội dung thực hiện chính của Nhiệm vụ gồm: Đánh giá tổng quan về tình hình chất thải nhựa, tổng kết kinh nghiệm trong nước và một số nước trên thế giới về quản lý chất thải nhựa;
Đánh giá hiện trạng phát thải chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh, trong đó, dự kiến sẽ điều tra, thu thập thông tin về hiện trạng thu gom, xử lý chất thải nhựa của hơn 1.000 hộ gia đình tại 24 xã, 360 hộ kinh doanh; điều tra tại các khu, cụm công nghiệp; 19 bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện đa khoa cấp huyện; 12 đơn vị thu gom rác thải; 20 điểm du lịch, khu di tích lịch sử trên toàn tỉnh….;
Đồng thời, thực hiện đánh giá tiềm năng giảm phát thải nhựa trên địa bàn tỉnh; ảnh hưởng của chất thải nhựa đến môi trường và BĐKH. Trên cơ sở đó, đề xuất nội dung, lộ trình kế hoạch quản lý chất thải nhựa...
Sản phẩm nhiệm vụ, gồm: Báo cáo, bộ dữ liệu điều tra khảo sát thu thập thông tin về hiện trạng thu gom, xử lý chất thải nhựa; Bản đồ chuyên đề về hiện trạng phát sinh chất thải nhựa; Bản đồ chuyên đề dự báo phát sinh chất thải nhựa đến năm 2030; Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ Đánh giá tình hình phát sinh, quản lý chất thải nhựa, xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh….
Theo số liệu từ Sở TN&MT Sơn La, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh toàn tỉnh trung bình khoảng 200.000 tấn/năm, trong đó, chất thải khó phân hủy chiếm đến 70% và được xử lý bằng phương pháp chôn lấp.
Hiện nay, do nhu cầu thiết yếu của cuộc sống cùng ưu điểm từ nhựa tiện dụng, giá thành thấp nên sản phẩm từ nhựa được ưa chuộng, túi nilon và các sản phẩm bằng nhựa trở thành những vật dụng phổ biến. Do đó, việc đánh giá tình hình phát sinh, quản lý chất thải nhựa, xây dựng kế hoạch quản lý là rất cấp thiết.