Quảng Ngãi: Loay hoay tìm giải pháp xóa bỏ lò gạch thủ công

17/04/2019 16:14

(TN&MT) - Đến nay, đã quá thời hạn phải chấm dứt hoạt động lò gạch thủ công theo chủ trương của UBND tỉnh hơn nữa năm. Thế nhưng, tại thời điểm hiện tại nhiều lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh vẫn cầm chừng, đỏ lửa... Những hệ lụy từ lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục “hoành hành”, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của khu dân cư và các vùng lân cận.

Đến nay, đã quá thời hạn hơn nữa năm phải chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công kể từ ngày thực hiện theo văn bản của UBND tỉnh. Thế nhưng, nhiều lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn đang đỏ lửa và hoạt động bình thường
Đến nay, đã quá thời hạn hơn nữa năm phải chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công kể từ ngày thực hiện theo văn bản của UBND tỉnh. Thế nhưng, nhiều lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn đang đỏ lửa và hoạt động bình thường


Bài toán “nan giải”

Vào ngày 6/6/2018, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản về việc xóa bỏ lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn tỉnh. Văn bản yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất dừng hoạt động và thực hiện tháo dỡ lò nung trước ngày 31/8/2018.

Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn phải chấm dứt hoạt động hơn nữa năm kể từ ngày thực hiện theo văn bản. Thế nhưng, nhiều lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh vẫn hoạt động. Những hệ lụy từ các lò ghạch thủ công trên địa bàn tỉnh vẫn ám ảnh cuộc sống người dân nếu như chính quyền các cấp không thực sự vào cuộc quyết liệt.

Theo báo cáo của Sở Xây Dựng, trước khi UBND tỉnh ban hành công văn về việc xóa bỏ lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn tỉnh, toàn tỉnh có khoảng 250 lò gạch thủ công đang hoạt động.

Khói thải từ việc đốt lò bằng than làm cho cây cối, hoa màu kém phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, gây ô nhiễm không khí nặng
Khói thải từ việc đốt lò bằng than làm cho cây cối, hoa màu kém phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, gây ô nhiễm không khí nặng


Sau khi có công văn chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương đã cố gắng thực hiện xóa bỏ các lò gạch thủ công trên địa bàn. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại chỉ mới xóa bỏ được 51 lò thủ công trên toàn tỉnh. Hiện tại, vẫn còn 192 lò gạch thủ công đang đỏ lửa, hoạt động bình thường. Công tác xóa bỏ triệt để lò gạch thủ công trên toàn tỉnh vẫn đang là một bài toán khó...

Điển hình tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Theo UBND huyện Tư Nghĩa, nung gạch thủ công mang lại nguồn lợi lớn cho chủ lò gạch vậy nên họ biện nhiều lý do như nguồn nguyên liệu dự trữ đất sét, than, củi hiện còn tồn dư với số lượng lớn để trì hoãn việc ngừng hoạt động. Tuy nhiên, hàng ngày, họ vẫn “lén lút” nhập nguyên liệu để sản xuất. Mặc dù, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động nhưng các chủ lò gạch vẫn chưa đồng ý đóng cửa.  

Cụ thể, trên toàn huyện Tư Nghĩa có khoảng 85 lò gạch thủ công vẫn đang hoạt động ngày đêm. Trong đó tập trung nhiều nhất ở xã Nghĩa Mỹ, Nghĩa Phương, thị trấn sông La Hà... Điều đáng nói hơn là các lò gạch này đều nằm xen kẽ trong các khu dân cư, trường học và nằm gần ở những nơi hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhiều người. 

Lượng đất sét còn tồn đọng khá nhiều
Lượng đất sét còn tồn đọng khá nhiều

Các lò gạch này đốt luân phiên 2-3 ngày/lần, sử dụng nhiên liệu là củi và than tổ ong, khói thải từ các lò gạch làm cho cây cối, hoa màu kém phát triển, không khí xung quanh ngột ngạt, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là các em học sinh trong trường học gần đó.

Lo lắng vấn đề về việc làm

Một số chủ lò gạch cho biết, mặc dù biết rõ những tác động, vấn nạn ô nhiễm môi trường từ các lò gạch của chính gia đình mình gây ra cho cộng đồng khu dân cư và bản thân những người trực tiếp sản xuất tiêu cực từ lò gạch ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh cũng như sức khỏe của chính họ.

Tuy nhiên, đây là cái nghề truyền thống hàng chục nằm qua, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm công nhân và là nguồn thu nhập chính của gia đình. Vấn đề mà họ lo lắng nhất sau khi lò gạch bị xóa bỏ chính là giải quyết việc làm và mong muốn có nguồn hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp.

Các lò gạch hoạt động được đến thời điểm hiện nay là do sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương và thiếu kiên quyết, cứng rắn trong việc xử lý và thực hiện
Các lò gạch hoạt động được đến thời điểm hiện nay là do sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương và thiếu kiên quyết, cứng rắn trong việc xử lý và thực hiện

Theo một số người dân sống ở gần đó cho hay, việc các lò gạch hoạt động được đến thời điểm hiện nay là do sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương và thiếu kiên quyết trong việc xử lý. Thực tế cho thấy, thời gian qua việc xử lý chỉ mới dừng lại ở hình thức tuyên truyền, vận động người dân mà chưa có bất cứ biện pháp quyết liệt cứng rắn nào nên các chủ lò tìm mọi cách trì hoãn và cố tình tiếp tục hoạt động trở lại.

Bà Nguyễn Thị Thu (67 tuổi, trú ở thị trấn Sông Vệ) tỏ ra bức xúc, gia đình tôi sống ở sát lò gạch mấy chục năm qua, ngày nào cũng vậy phải đối mặt với khói bụi mù mịt, khí than từ lò gạch, nhất là mỗi lần lò lên lửa đốt củi gặp gió quật ngược vào trong nhà thì không chịu nổi. Chưa kể đến tiếng ồn, mùi hôi và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ là rất cao.

“Hầu như ngày nào cũng vậy phải đóng kín mít cửa, nhà có cả bầy cháu nhỏ cũng không dám cho nó ra ngoài nhiều vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của các cháu. Năm ngoái có nghe thông tin xóa bỏ lò gạch chúng tôi ai cũng vui mừng, nhưng mãi đến bây giờ hơn cả nữa năm nay mà vẫn chưa thấy xóa bỏ. Không biết chúng tôi còn phải chịu cảnh này đến bao giờ, nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra dần dần rồi sinh bệnh mà chết”- cô Thu than thở.

Bài toán nan giải về vấn đề việc làm cho hàng trăm công nhân nếu như xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh
Bài toán nan giải về vấn đề việc làm cho hàng trăm công nhân, nếu như xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh

Ông Lê Trung Thành - Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa cho biết: “Chính quyền địa phương đang cố gắng tập trung nhiều giải pháp như tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân để kiên quyết xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn huyện trong thời gian sớm nhất”.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới UBND huyện sẽ cùng với lãnh đạo địa phương hỗ trợ, làm việc cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thu mua nguyên liệu tồn đọng tại các sơ sở lò gạch, cũng như tìm hiểu về nhu cầu chuyển đổi sản xuất của các cơ sở để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất cho bà con.

“Mặc dù vậy, nhưng để xóa bỏ triệt để các lò gạch thủ công trong thời gian ngắn thật sự rất khó đối với chính quyền địa phương. Vướng mắc lớn nhất vẫn là giải quyết việc làm cho hàng trăm công nhân và nguồn hỗ trợ chi phí để chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân. Để làm được phải cần nguồn hỗ trợ rất lớn, trong khi đó kinh phí của huyện thì hạn hẹp và không có khả năng đáp ứng”- ông Thành nói.

Theo đó, huyện đã yêu cầu các ngành chức năng, cùng với địa phương tập trung buộc các lò gạch phải ngừng hoạt động trước 30/4/2019. Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn có đất cho các cơ sở lò gạch thuê phải chấm dứt ngay việc thuê đất, thanh lý hợp đồng, hoàn trả lại đất cho địa phương quản lý trước ngày 20/4/2019. Đối với ngành điện, phải xây dựng kế hoạch chấm dứt việc cung cấp điện cho các lò gạch thủ công trước ngày 30/4/2019.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: Loay hoay tìm giải pháp xóa bỏ lò gạch thủ công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO