PVCFC đường về đích

Sông Thương| 16/11/2020 14:26

(TN&MT) - Mỗi cuộc khủng hoảng đều tạo ra các cú sốc, các đứt gãy và những thay đổi về thước đo giá trị. Thế nhưng, trong khủng khoảng kép vừa qua, các đơn vị trong ngành Dầu khí nói chung và Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau nói riêng với tinh thần chủ động, sẵn sàng ứng phó không những được giữ nhịp sản xuất, hoàn thành các hạng mục trong bảo dưỡng tổng thể mà còn về đích trước 51 ngày.

1.  Khủng khoảng kép: Những tháng đầu năm 2020 cuộc “khủng hoảng kép” do đại dịch Covid 19 và giá dầu lao dốc đã khiến nhiều doanh nghiệp liên tiếp đối mặt với những khó khăn bất định. Cả vùng miền Tây Nam Bộ bị hạn hán, xâm ngập mặn, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp phân bón trong nước với phân bón nhập khẩu. Và càng căng thẳng hơn khi mà thị trường nội địa đang rơi vào bế tắc… Và nếu không nâng lên mức độ cảnh báo đỏ thì khó mà xoay chuyển được tình thế…

Cảng xuất hàng của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau

2. Chủ động ứng phó: Trước những khó khăn đó, PVCFC xác định để vượt qua cuộc khủng khoảng này thì bộ máy quản trị được nâng lên “mức độ đỏ” để có thể đảm bảo bộ máy hoạt động ổn định. Và PVCFC tiếp tục nâng cao công tác quản lý bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0, tiết giảm chi phí thông qua vận hành nhà máy ổn định, áp dụng các chương trình, ý tưởng mới nâng cao năng suất. Tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả.

PVCFC cũng tăng cường rà soát, điều chỉnh các quy định quản trị nội bộ, các định mức kinh tế kỹ thuật để hạ giá thành sản phẩm. Đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và một số thị trường ít chịu ảnh hưởng của đại dịch nhằm đảm bảo sản lượng tiêu thụ tốt nhất. Tính đến hết quý III/2020, các chỉ tiêu kinh doanh, kế hoạch vận hành cơ bản được đảm bảo.

Ứng phó trước bất lợi do đại dich gây nên, PVCFC chủ động điều chỉnh hoạt động bộ máy theo hướng giảm nhẹ, giãn cách tiếp xúc bằng kế hoạch làm việc online, duy trì các phần việc đặc thù. Được biết có thời điểm đỉnh dịch nhưng vẫn phải phục vụ thị trường, Công ty đã “căng mình” để vừa có thể sản xuất đều đặn, vừa kiểm soát không để lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ có tiếp xúc với vùng dịch, hạn chế tối đa các  ca nghi nhiễm tại nhà máy.

“ Chúng tôi cũng tăng cường rà soát, điều chỉnh các quy định quản trị nội bộ, các định mức kinh tế kỹ thuật để hạ giá thành sản phẩm. Đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và một số thị trường ít chịu ảnh hưởng đại dịch nhằm đảm bảo sản lượng tiêu thụ tốt nhất. Tính đến hết quý III này, các chỉ tiêu kinh doanh, kế hoạch vận hành cơ bản được đảm bảo”, Bà Nguyễn Thị Hiền - Phó TGĐ PVCFC chia sẻ…

 Đặc biệt, trong đợt bảo dưỡng tổng thể (BDTT) thường niên năm 2020, Nhà máy Đạm Cà Mau hoàn toàn chủ động thực hiện tất cả thay vì phải thuê nhà thầu phục vụ một số hạng mục như trước. Đây là nỗ lực rất lớn vì nhiều khó khăn và tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Bởi nếu như những năm trước việc thực hiện tổng bảo dưỡng hầu như đều có chuyên gia nước ngoài phụ trách, theo đó là việc vận chuyển thiết bị, linh kiện máy móc. Covid -19 bùng nổ cô lập thông thương khiến kế hoạch này tưởng chừng bất khả thi.

Đúng 09 giờ ngày 11/11, PVCFC  chính thức cán mốc sản lượng sản xuất 800,19 nghìn tấn urea quy đổi, về đích sớm 51 ngày so với kế hoạch.

Với đội ngũ kỹ sư trưởng thành qua thời gian, cùng đam mê học hỏi và nỗ lực không ngừng nghỉ, được sự động viên hỗ trợ từ Ban lãnh đạo, đội ngũ PVCFC đã mạnh dạn đảm trách bảo dưỡng nhà máy thay cho các chuyên gia nước ngoài.

Trong 1.950 hạng mục BDTT năm 2020 có 244 hạng mục tiểu tu, 1.406 hạng mục trung tu, 56 hạng mục đại tu và 244 hạng mục CSCĐ. Các hạng mục quan trọng nhất: sữa chưa cụm primary reformer F04201; sửa chữa thiết bị trao đổi nhiệt E04208; sửa chữa thiết bị trao đổi nhiệt E06113; thay thế xúc tác R04204, R41001 và bổ sung xúc tác R04301. Có thể nói, đây là kỳ BDTT có nhiều khó khăn, thách thức của PVCFC nhưng với tinh thần quyết tâm, chủ động, bền bỉ, hiện tại mọi khó khăn, thử thách đã được khắc phục, công tác BDTT hoàn thành vượt tiến độ đề ra.

3. Về đích: Thật mừng, đúng 09 giờ ngày 11/11, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) chính thức cán mốc sản lượng sản xuất 800,19 nghìn tấn urea quy đổi, về đích sớm 51 ngày so với kế hoạch. Thành tích này tiếp nối chuỗi 8 năm liên tục Nhà máy Đạm Cà Mau hoàn thành kế hoạch sản xuất trước thời hạn. Dẫu năm 2020 đầy khó khăn do ảnh hưởng Covid -19 và thiên tai hạn mặn, nhưng được Tập đoàn đồng hành, hỗ trợ, Phân bón Cà Mau vững bước thực hiện mục tiêu trọng tâm.

Trước đó, ngày 20/10/2020, Công ty chính thức mở rộng tên thương hiệu từ “Đạm Cà Mau” sang “Phân bón Cà Mau”. Đây được xem là bước chuyển mình đột phá của PVCFC giúp vươn tới những tầm nhìn và giá trị mới, thực hiện tốt sứ mệnh cung cấp bộ giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng cũng như đáp ứng khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường sản xuất, kinh doanh phân bón trong và ngoài nước. Đã gần một thập kỷ trôi qua kể từ khi thương hiệu Đạm Cà Mau được chính thức có mặt trên thị trường phân bón Việt Nam, trở thành thương hiệu Quốc gia dẫn đầu trong ngành với hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ, đa dạng và ngày càng phát triển. Trong bối cảnh hiện tại, việc mở rộng tên thương hiệu từ "Đạm Cà Mau" sang "Phân bón Cà Mau" là hướng đi cần thiết, để tham gia vào các phân khúc thị trường nông nghiệp nói chung và phân bón nói riêng..

Những gì mà PVCFC trải qua và đạt được cho thấy rằng, để chiến thắng trong một thế giới thay đổi khắc nghiệt, cạnh tranh gay gắt thì cần lắm một bản lĩnh ứng biến với vạn biến của đội ngũ lãnh đạo, sự sáng tạo không ngừng và sự tuân thủ kỷ luật của người lao động.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
PVCFC đường về đích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO