Lai Châu: Quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản

Hoàng Châu| 26/05/2022 09:30

(TN&MT) - Trong những năm qua, tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường công tác quản lý và bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Tỉnh Lai Châu với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng như: kim loại màu (đồng, vàng, chì); đặc biệt là mỏ đất hiếm Đông Pao (huyện Tam Đường) và Nậm Xe (huyện Phong Thổ). Ngoài ra, còn có khoáng sản nguyên liệu (vật liệu xây dựng, đá trang trí mỹ nghệ, gốm sứ...) và tài nguyên nước khoáng, nước nóng.

Ông Ngô Xuân Hùng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu cho biết: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 23 mỏ đá và 5 mỏ cát có giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được các chính quyền các cấp, các ngành quan tâm tăng cường công tác quản lý; hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào nề nếp, các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản đã cơ bản tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản, quan tâm đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ khai thác, lắp đặt, vận hành các công trình bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường.

ks.-1.jpg

Điểm mỏ khai thác đá để làm vật liệu xây dựng thông thường ở Lai Châu

Đồng thời, thực hiện nghĩa vụ tài chính như tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên theo quy định góp phần đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án và nhu cầu của Nhân dân, đóng góp vào nguồn thu ngân sách, tạo việc làm cho lao động địa phương góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản được các ngành địa phương quan tâm nhất là công tác kiểm tra, xử lý, giải tỏa các điểm khai thác khoáng sản trái phép; hiện nay trên địa bàn tỉnh không có khu vực khai thác khoáng sản trái phép quy mô, tập trung đông người.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được còn tồn tại, hạn chế như: còn có đơn vị chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản, chậm thực hiện thuê đất trong hoạt động khoáng sản; còn chậm nộp tiền ký quỹ cảo tạo phục hồi môi trường, chưa lắp đặt trạm cân; còn có đơn vị khi hết hạn giấy phép khai thác chưa tự giác thực hiện đóng cửa mỏ, phục hồi hôi trường sau khai thác theo quy định; hoạt động khai thác khoáng sản trái phép nhỏ lẻ, theo mùa còn xảy ra tại một số nơi ở vùng xâu, vùng xa.

3_16(1).jpg

Hiện trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 5 đơn vị được cấp phép khai thác cát.

Để khắc phục các tồn tại nêu trên trong năm 2022, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 516/KH-UBND ngày 24/02/2022 về tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu; trong đó giao Công an tỉnh mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, lâm sản, buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Ngoài ra cần tăng cường sự quan tâm phối hợp của chính quyền các cấp và các sở, ngành liên quan nhất là vai trò kiểm tra, giám sát của chính quyền cấp cơ sở và Nhân dân để kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong hoạt động khoáng sản; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị khai thác khoáng sản trong tuân thủ các quy định pháp. Ông Hùng cho biết thêm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lai Châu: Quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO