Theo các doanh nghiệp Việt Nam, những năm qua, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp chuyên sản xuất nông nghiệp. Phổ biến là tình trạng thời tiết bất thường, bất lợi; thiên tai xảy ra liên miên; thêm nữa là tình trạng khan hiếm nguồn nước, nguồn nước bị ô nhiễm,…
Một trong những giải pháp được biết đến để các doanh nghiệp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu là thiết lập hệ thống quản lý rủi ro thiên tai với sự hỗ trợ từ Quỹ Châu Á.
Để hoạt động thích ứng và ứng phó với thiên tai và BĐKH được thực hiện hiệu quả, bền vững thì việc liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nước rất cần thiết. Nhà nước cần có cơ chế cập nhật thông tin khí hậu liên tục cho doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng, đặc biệt tài miền sông nước Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều doanh nghiệp có chung nhận định, sự hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ dành cho nông dân, doanh nghiệp để ứng phó kịp thời với thiên tai (mưa bão) và nhân tai (vỡ đập, xả lũ) là điều cần phải làm.
Phía các chuyên gia thì cho rằng, nhiệm vụ của các doanh nghiệp là đẩy mạnh sản xuất giảm phát thải khí nhà kính. Các chuyên gia và chính quyền cần vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân tại những vùng trũng, có nguy cơ cao về lũ lụt, như tứ giác Long Xuyên để trồng 2 vụ Hè Thu và Đông Xuân trong một năm nhằm bảo vệ đất và giảm phát thải khí nhà kính.