(TN&MT) - Dư luận luôn đặc biệt quan tâm đến quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, bởi, quá trình này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu không thận trọng, việc thất thoát vốn của Nhà nước là khó tránh khỏi. Trường hợp của Công ty Cổ phần hóa Công ty In và Văn hóa phẩm cũng như vậy.
Cổ phần hóa theo luật
Thời gian vừa qua, câu chuyện cổ phần hóa tại Công ty Cổ phần In và Văn hóa phẩm được nhiều người quan tâm bởi doanh nghiệp này nằm trên khu đất rộng khoảng 6.700 m2 (83 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội).
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn, Công ty cổ phần In và Văn hóa phẩm là đối tượng cần di dời cơ sở sản xuất để tránh gây ô nhiễm theo kế hoạch số 15/KH-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 26/10/2010; đồng thời cũng nằm trong danh sách các công ty có chủ trương cổ phần hóa theo Công văn số 2218/TTg - ĐMDN ngày 01/12/2011.
Tuy nhiên, thời điểm tiến hành cổ phần hóa, ngành in đang đi vào khó khăn, hoạt động kinh doanh của công ty cũng không khả quan. Đây cũng là lý do mà tháng 12/2014, sau khi nghiên cứu thông tin mời tham gia làm nhà đầu tư chiến lược của Công ty In và Văn hóa phẩm từ Bộ VH, TT&DL, các cổ đông và Ban điều hành của Công ty Văn Phú - Invest khi đó đã không có được sự đồng thuận về quyết định tham gia. Tuy nhiên một số cổ đông của Công ty vẫn muốn thử sức trong lĩnh vực này nên đã quyết định để Công ty cổ phần thương mại Miền Bắc đăng ký tham gia làm nhà đầu tư chiến lược của Công ty In và Văn hóa phẩm.
Rà soát lại quá trình lựa chọn nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần của Công ty In và Văn hóa phẩm để khẳng định rằng, quá trình này được thực hiện công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật và chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VH, TT&DL).
Cụ thể, thực hiện theo Quyết định số 361/QĐ-BVHTTDL của Bộ VH,TT&DL về việc cổ phần hóa và thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty In và Văn hóa phẩm, Hội đồng thành viên Công ty In và Văn hóa phẩm và Ban chỉ đạo CPH đã thực hiện các thủ tục cần thiết để xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến để trình Bộ VH,TT&DL phê duyệt.
Theo đó, ngày 05/12/2014, Công ty TNHH MTV In và Văn hóa phẩm (IVHP) đã có tờ trình số 505/TT-IVHP gửi Bộ VH,TT&DL và Ban chỉ đạo CPH về việc xin phê duyệt tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và Bộ VH,TT&DL đã ban hành Quyết định số 4543/QĐ/QĐ-BVHTDL phê duyệt tiêu chí lựa chọn lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
Trải qua các quy trình thông báo thông tin, công bố tiêu chí, trình tự lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, phương án bán cổ phần, thực hiện thủ tục tiếp nhận và thẩm định, xét duyệt hồ sơ đăng ký tham gia làm nhà đầu tư chiến lược của các nhà đầu tư, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo CPH đã kết luận: “Căn cứ tiêu chí nhà đầu tư chiến lược được Bộ VH,TT&DL phê duyệt tại Quyết định số 4543/QĐ-BVHTTDL và kết quả xét duyệt hồ sơ tham dự nhà đầu tư chiến lược của CTCP Thương mại Miền Bắc chúng tôi xét thấy Hồ sơ của CTCP Thương mại Miền Bắc đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí của nhà đầu tư chiến lược của Công ty đề ra”.Và căn cứ Báo cáo của Ban chỉ đạo CPH, Bộ VH,TT&DL đã ban hành Quyết định số 4231/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty TNHH MTV IVHP theo nội dung tờ trình 553/IVHP-TT, trong đó có nội dung phê duyệt nhà đầu tư chiến lược là CTCP Miền Bắc với tỷ lệ bán cổ phần là 46,774% vốn điều lệ. Ngày 23/01/2015, Công ty TNHH MTV IVHP và CTCP Miền Bắc đã ký hợp đồng mua bán cổ phần theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, việc hoàn tất các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và ký hợp đồng với nhà đầu tư chiến lược đều được thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 hướng dẫn về bán cổ phần lần đầu.
Ngoài ra, CTCP Miền Bắc đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nhà đầu tư chiến lược được Bộ VH,TT&DL phê duyệt như là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đã và đang là đối tác hợp tác liên doanh với Công ty In và Văn hóa phẩm, có chiến lược kinh doanh phù hợp, không xung đột với lợi ích của Công ty; có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền về thực hiện phương án di dời cơ sở sản xuất kinh doanh ô nhiễm ra cơ sở sản xuất tại An Thượng – Hoài Đức – Hà Nội theo chủ trương của Bộ VH,TT&DL tại công văn số 1716/BVHTTDL-KHTC ngày 01/06/2012; cam kết hỗ trợ người lao động ổn định việc làm và thu nhập sau CPH…
Đặc biệt, CTCP Miền Bắc cũng có năng lực tài chính đảm bảo đầy đủ các tiêu chí được ghi nhận theo số liệu báo cáo tài chính đã được kiểm toán: vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2013 là hơn 300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dương liên tiếp trong 03 (ba) năm trước liền kề năm đăng ký tham gia làm nhà đầu tư chiến lược (2011, 2012, 2013), ROE bình quân 3 năm liền kề đều trên 10%...
Thực tế, sau khi cổ phần hóa, Công ty Miền Bắc, và sau này là Công ty Văn Phú – Invest (là bên nhận toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của Công ty Miền Bắc, với tư cách là nhà đầu tư chiến lược) đã thực hiện đúng các cam kết với nhà nước khi trở thành nhà đầu tư chiến lược của Công ty In và Văn hóa phẩm như: di dời toàn bộ nhà máy ra khỏi khu vực dân cư trong nội thành, duy trì hoạt động sản xuất ngành in, ổn định việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên công ty In và Văn hóa phẩm sau khi cổ phần hóa, hỗ trợ Công ty In và Văn hóa phẩm trong việc xử lý các vấn đề về kinh doanh, tài chính...
Ngoài ra, tuy Công ty In và Văn hóa phẩm không thuộc đối tượng áp dụng các quy định về hỗ trợ cho người lao động theo quy định tại Quy chế Tài chính phục vụ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị ban hành kèm theo Quyết định 86/2010/QĐ-TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ nhưng Công ty In và Văn hóa phẩm cũng vẫn áp dụng để chi trả chế độ cho người lao động có nguyện vọng thôi việc, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người lao động trong Công ty.
Chuyển nhượng cổ phần trước thời hạn có vi phạm pháp luật?
Về việc Công ty Miền Bắc chuyển nhượng cổ phần cho Công ty Văn Phú – Invest khi mới là cổ đông của Công ty In và Văn hóa phẩm trong khoảng 1 năm, đại diện Ban Lãnh đạo Công ty Văn Phú – Invest khẳng định việc chuyển nhượng này trước khi hết thời hạn 5 năm này không vi phạm quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 6 Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011: “Số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định tối đa là 03 nhà đầu tư. Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 05 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.”
Do cơ cấu lại nguồn vốn của các cổ đông và thay đổi định hướng đầu tư, các cổ đông Công ty Miền Bắc đã quyết định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Công ty Cổ phần In và Văn hóa phẩm thuộc sở hữu của Công ty Miền Bắc cho Công ty Văn Phú – Ivnest và Công ty Miền Bắc đã gửi văn bản xin ý kiến chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần này đến Công ty In và Văn hóa phẩm. Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường của Công ty Cổ phần In và Văn hóa phẩm, ĐHĐCĐ đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Công ty Cổ phần In và Văn hóa phẩm thuộc sở hữu của CTCP Miền Bắc cho Công ty Văn Phú – Invest với tỷ lệ biểu quyết đồng ý là 99,92% tổng số cổ phần tham dự họp có quyền biểu quyết của Công ty. Như vậy, việc CTCP Miền Bắc chuyển nhượng cổ phần khi chưa đủ thời hạn cam kết là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, do đến ngày 30/4/2015, Công ty Cổ phần In và Văn hóa phẩm chỉ còn lại 87 cổ đông nên theo quy định tại quy định tại Luật chứng khoán 2006 và hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Công ty Cổ phần In và Văn hóa phẩm không đủ điều kiện là công ty đại chúng nên không thể niêm yết trên sàn UPCOM.
Có hay không việc thất thoát tài sản Nhà nước?
Theo quy định pháp luật hiện hành, để có thể phát triển được bất động sản bao gồm 2 bước: Có được quyền phát triển bất động sản và hoàn thành nghĩa vụ đóng tiền sử dụng đất cho Nhà nước.
Việc Công ty Miền Bắc và sau này là Công ty Văn Phú Invest tham gia cổ phần hóa công ty IVHP mới chỉ dừng ở mức trở thành cổ đông lớn của Công ty. Số tiền gần 34 tỷ đồng mà Công ty Miền Bắc chi trả chỉ là để sở hữu 46,774% cổ phần của Công ty IVHP và chưa phải là cổ đông nắm quyền chi phối hoạt động của Doanh nghiệp. Việc thực hiện dự án hay không được thực hiện theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần In và Văn hóa phẩm.
Đặc biệt, khi phát triển và thực hiện dự án, doanh nghiệp còn phải trả toàn bộ khoản tiền để chuyển mục đích sử dụng đất hàng trăm tỷ cho ngân sách nhà nước (với giá chuyển mục đích theo giá thị trường và phụ thuộc vào quy hoạch sử dụng đất mới được duyệt) mới đủ điều kiện triển khai dự án.
Ngoài khoản tiền trên, Công ty Miền Bắc và sau này là Công ty Văn Phú - Invest thông qua việc góp vốn đầu tư vào Công ty IVHP đã trả tiền đấu giá, chi thêm nhiều khoản tiền hỗ trợ cán bộ công nhân viên chuyển việc và di dời nhà máy, tiền đầu tư xây dựng, thực hiện dự án...
Như vậy, nếu tính tổng số vốn đầu tư, công sức và nhiều thủ tục đầu tư cần phải hoàn thành để có thể chuyển mục đích sử dụng đất, việc “thâu tóm” khu đất vàng này không hề có “giá bèo”.
Cổ phần hóa theo luật
Thời gian vừa qua, câu chuyện cổ phần hóa tại Công ty Cổ phần In và Văn hóa phẩm được nhiều người quan tâm bởi doanh nghiệp này nằm trên khu đất rộng khoảng 6.700 m2 (83 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội).
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn, Công ty cổ phần In và Văn hóa phẩm là đối tượng cần di dời cơ sở sản xuất để tránh gây ô nhiễm theo kế hoạch số 15/KH-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 26/10/2010; đồng thời cũng nằm trong danh sách các công ty có chủ trương cổ phần hóa theo Công văn số 2218/TTg - ĐMDN ngày 01/12/2011.
Tuy nhiên, thời điểm tiến hành cổ phần hóa, ngành in đang đi vào khó khăn, hoạt động kinh doanh của công ty cũng không khả quan. Đây cũng là lý do mà tháng 12/2014, sau khi nghiên cứu thông tin mời tham gia làm nhà đầu tư chiến lược của Công ty In và Văn hóa phẩm từ Bộ VH, TT&DL, các cổ đông và Ban điều hành của Công ty Văn Phú - Invest khi đó đã không có được sự đồng thuận về quyết định tham gia. Tuy nhiên một số cổ đông của Công ty vẫn muốn thử sức trong lĩnh vực này nên đã quyết định để Công ty cổ phần thương mại Miền Bắc đăng ký tham gia làm nhà đầu tư chiến lược của Công ty In và Văn hóa phẩm.
Rà soát lại quá trình lựa chọn nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần của Công ty In và Văn hóa phẩm để khẳng định rằng, quá trình này được thực hiện công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật và chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VH, TT&DL).
Cụ thể, thực hiện theo Quyết định số 361/QĐ-BVHTTDL của Bộ VH,TT&DL về việc cổ phần hóa và thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty In và Văn hóa phẩm, Hội đồng thành viên Công ty In và Văn hóa phẩm và Ban chỉ đạo CPH đã thực hiện các thủ tục cần thiết để xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến để trình Bộ VH,TT&DL phê duyệt.
Theo đó, ngày 05/12/2014, Công ty TNHH MTV In và Văn hóa phẩm (IVHP) đã có tờ trình số 505/TT-IVHP gửi Bộ VH,TT&DL và Ban chỉ đạo CPH về việc xin phê duyệt tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và Bộ VH,TT&DL đã ban hành Quyết định số 4543/QĐ/QĐ-BVHTDL phê duyệt tiêu chí lựa chọn lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
Trải qua các quy trình thông báo thông tin, công bố tiêu chí, trình tự lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, phương án bán cổ phần, thực hiện thủ tục tiếp nhận và thẩm định, xét duyệt hồ sơ đăng ký tham gia làm nhà đầu tư chiến lược của các nhà đầu tư, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo CPH đã kết luận: “Căn cứ tiêu chí nhà đầu tư chiến lược được Bộ VH,TT&DL phê duyệt tại Quyết định số 4543/QĐ-BVHTTDL và kết quả xét duyệt hồ sơ tham dự nhà đầu tư chiến lược của CTCP Thương mại Miền Bắc chúng tôi xét thấy Hồ sơ của CTCP Thương mại Miền Bắc đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí của nhà đầu tư chiến lược của Công ty đề ra”.Và căn cứ Báo cáo của Ban chỉ đạo CPH, Bộ VH,TT&DL đã ban hành Quyết định số 4231/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty TNHH MTV IVHP theo nội dung tờ trình 553/IVHP-TT, trong đó có nội dung phê duyệt nhà đầu tư chiến lược là CTCP Miền Bắc với tỷ lệ bán cổ phần là 46,774% vốn điều lệ. Ngày 23/01/2015, Công ty TNHH MTV IVHP và CTCP Miền Bắc đã ký hợp đồng mua bán cổ phần theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, việc hoàn tất các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và ký hợp đồng với nhà đầu tư chiến lược đều được thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 hướng dẫn về bán cổ phần lần đầu.
Ngoài ra, CTCP Miền Bắc đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nhà đầu tư chiến lược được Bộ VH,TT&DL phê duyệt như là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đã và đang là đối tác hợp tác liên doanh với Công ty In và Văn hóa phẩm, có chiến lược kinh doanh phù hợp, không xung đột với lợi ích của Công ty; có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền về thực hiện phương án di dời cơ sở sản xuất kinh doanh ô nhiễm ra cơ sở sản xuất tại An Thượng – Hoài Đức – Hà Nội theo chủ trương của Bộ VH,TT&DL tại công văn số 1716/BVHTTDL-KHTC ngày 01/06/2012; cam kết hỗ trợ người lao động ổn định việc làm và thu nhập sau CPH…
Đặc biệt, CTCP Miền Bắc cũng có năng lực tài chính đảm bảo đầy đủ các tiêu chí được ghi nhận theo số liệu báo cáo tài chính đã được kiểm toán: vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2013 là hơn 300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dương liên tiếp trong 03 (ba) năm trước liền kề năm đăng ký tham gia làm nhà đầu tư chiến lược (2011, 2012, 2013), ROE bình quân 3 năm liền kề đều trên 10%...
Thực tế, sau khi cổ phần hóa, Công ty Miền Bắc, và sau này là Công ty Văn Phú – Invest (là bên nhận toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của Công ty Miền Bắc, với tư cách là nhà đầu tư chiến lược) đã thực hiện đúng các cam kết với nhà nước khi trở thành nhà đầu tư chiến lược của Công ty In và Văn hóa phẩm như: di dời toàn bộ nhà máy ra khỏi khu vực dân cư trong nội thành, duy trì hoạt động sản xuất ngành in, ổn định việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên công ty In và Văn hóa phẩm sau khi cổ phần hóa, hỗ trợ Công ty In và Văn hóa phẩm trong việc xử lý các vấn đề về kinh doanh, tài chính...
Ngoài ra, tuy Công ty In và Văn hóa phẩm không thuộc đối tượng áp dụng các quy định về hỗ trợ cho người lao động theo quy định tại Quy chế Tài chính phục vụ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị ban hành kèm theo Quyết định 86/2010/QĐ-TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ nhưng Công ty In và Văn hóa phẩm cũng vẫn áp dụng để chi trả chế độ cho người lao động có nguyện vọng thôi việc, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người lao động trong Công ty.
Chuyển nhượng cổ phần trước thời hạn có vi phạm pháp luật?
Về việc Công ty Miền Bắc chuyển nhượng cổ phần cho Công ty Văn Phú – Invest khi mới là cổ đông của Công ty In và Văn hóa phẩm trong khoảng 1 năm, đại diện Ban Lãnh đạo Công ty Văn Phú – Invest khẳng định việc chuyển nhượng này trước khi hết thời hạn 5 năm này không vi phạm quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 6 Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011: “Số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định tối đa là 03 nhà đầu tư. Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 05 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.”
Do cơ cấu lại nguồn vốn của các cổ đông và thay đổi định hướng đầu tư, các cổ đông Công ty Miền Bắc đã quyết định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Công ty Cổ phần In và Văn hóa phẩm thuộc sở hữu của Công ty Miền Bắc cho Công ty Văn Phú – Ivnest và Công ty Miền Bắc đã gửi văn bản xin ý kiến chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần này đến Công ty In và Văn hóa phẩm. Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường của Công ty Cổ phần In và Văn hóa phẩm, ĐHĐCĐ đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Công ty Cổ phần In và Văn hóa phẩm thuộc sở hữu của CTCP Miền Bắc cho Công ty Văn Phú – Invest với tỷ lệ biểu quyết đồng ý là 99,92% tổng số cổ phần tham dự họp có quyền biểu quyết của Công ty. Như vậy, việc CTCP Miền Bắc chuyển nhượng cổ phần khi chưa đủ thời hạn cam kết là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, do đến ngày 30/4/2015, Công ty Cổ phần In và Văn hóa phẩm chỉ còn lại 87 cổ đông nên theo quy định tại quy định tại Luật chứng khoán 2006 và hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Công ty Cổ phần In và Văn hóa phẩm không đủ điều kiện là công ty đại chúng nên không thể niêm yết trên sàn UPCOM.
Có hay không việc thất thoát tài sản Nhà nước?
Theo quy định pháp luật hiện hành, để có thể phát triển được bất động sản bao gồm 2 bước: Có được quyền phát triển bất động sản và hoàn thành nghĩa vụ đóng tiền sử dụng đất cho Nhà nước.
Việc Công ty Miền Bắc và sau này là Công ty Văn Phú Invest tham gia cổ phần hóa công ty IVHP mới chỉ dừng ở mức trở thành cổ đông lớn của Công ty. Số tiền gần 34 tỷ đồng mà Công ty Miền Bắc chi trả chỉ là để sở hữu 46,774% cổ phần của Công ty IVHP và chưa phải là cổ đông nắm quyền chi phối hoạt động của Doanh nghiệp. Việc thực hiện dự án hay không được thực hiện theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần In và Văn hóa phẩm.
Đặc biệt, khi phát triển và thực hiện dự án, doanh nghiệp còn phải trả toàn bộ khoản tiền để chuyển mục đích sử dụng đất hàng trăm tỷ cho ngân sách nhà nước (với giá chuyển mục đích theo giá thị trường và phụ thuộc vào quy hoạch sử dụng đất mới được duyệt) mới đủ điều kiện triển khai dự án.
Ngoài khoản tiền trên, Công ty Miền Bắc và sau này là Công ty Văn Phú - Invest thông qua việc góp vốn đầu tư vào Công ty IVHP đã trả tiền đấu giá, chi thêm nhiều khoản tiền hỗ trợ cán bộ công nhân viên chuyển việc và di dời nhà máy, tiền đầu tư xây dựng, thực hiện dự án...
Như vậy, nếu tính tổng số vốn đầu tư, công sức và nhiều thủ tục đầu tư cần phải hoàn thành để có thể chuyển mục đích sử dụng đất, việc “thâu tóm” khu đất vàng này không hề có “giá bèo”.