(TN&MT) - Là doanh nghiệp quản lý nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã vươn lên khẳng định được thương hiệu bằng sản...
(TN&MT) - Là doanh nghiệp quản lý nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã vươn lên khẳng định được thương hiệu bằng sản phẩm xăng dầu chất lượng, uy tín. Điều gì đã giúp BSR đã vươn lên trở thành doanh nghiệp lớn thứ 7 của Việt Nam?
Phát triển bền vững
Ngày 19/1/2017, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn Việt Nam năm 2017. Trong đó BSR là doanh nghiệp đứng thứ 7 trong tốp 500 doanh nghiệp được công bố. Trong tốp 500 DN hàng đầu Việt Nam, BSR chỉ đứng sau các Tập đoàn như SamSung Việt Nam, EVN, PVN, Viettel, Petrolimex, Agribank…
Sau gần 9 năm đi vào hoạt động (từ tháng 2/2009), Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã sản xuất và xuất bán gần 50 triệu tấn sản phẩm các loại ra thị trường, Công ty đạt doanh thu 862,5 ngàn tỉ đồng (~38 tỉ USD), nộp ngân sách Nhà nước hơn 143,1 nghìn tỉ đồng (gần 7 tỉ USD) - gấp đôi tổng mức đầu tư. Điều đó cho thấy quy mô và sự phát triển vượt bậc của BSR những năm qua.
Phó Tổng giám đốc Nguyễn Văn Hội – đại diện Công ty BSR nhận chứng nhận tốp 7 DN lớn nhất Việt Nam 2017
Năm 2017, BSR đã hoàn thành vượt mức so với kế hoạch đề ra các chỉ tiêu về sản lượng và các chỉ tiêu tài chính. Sản lượng sản xuất 6,1 triệu tấn; sản lượng tiêu thụ gần 6,1 triệu tấn. Doanh thu ước đạt 80.517 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 10.392 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 8.035 tỷ đồng.
Cùng đó, Nhà máy vận hành liên tục, ổn định ở công suất trung bình 105 - 107% công suất thiết kế. Công tác BDTT lần 3 vượt tiến độ hơn 01 ngày so với kế hoạch đề ra (tương đương kế hoạch chế biến dầu thô thêm 10 ngày) càng khẳng định “sức khỏe tốt” của NMLD Dung Quất sau khi được BDTT.
Không chỉ vậy, lao động sáng tạo cũng giúp cho NM tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng, nâng sức cạnh tranh của NM. Trong năm 2017, BSR đã lên kế hoạch thực hiện 19 giải pháp tối ưu hóa năng lượng. Tính đến nay, việc triển khai thành công 9/20 giải pháp; trong đó có 6 giải pháp đã được ước tính hiệu quả kinh tế tiết giảm cho Công ty khoảng 1,45 triệu USD/năm và một số lợi ích vô hình khác không tính được bằng tiền và 03 giải pháp đang trong giai đoạn thu thập số liệu và báo cáo hiệu quả kinh tế… Ngoài ra, BSR tiết kiệm chi phí trong năm 2017 so với KH ước đạt giá trị 932,82 tỷ đồng (vượt kế hoạch tiết kiệm cả năm là 97,2%).
Đặc biệt, tính đến nay, Công ty BSR đạt được 15 triệu giờ công an toàn không có tai nạn lao động mất ngày công - một con số mà ít NMLD lớn trên thế giới đạt được.
Đạt chuẩn quốc tế
Năm 2017, Công ty BSR đạt một số chứng chỉ, danh hiệu quan trọng, tầm quốc gia, quốc tế như: Công trình “Điều khiển tự động và tối ưu năng lượng cho lò gia nhiệt phân xưởng chưng cất dầu thô, nhà máy lọc dầu Dung Quất” của nhóm kỹ sư Ban Vận hành Sản xuất của BSR đã đạt Giải Vàng do ban tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế tại Seoul (Hàn Quốc) trao tặng và Giải thưởng đặc biệt của Hiệp hội các nhà nghiên cứu khoa học Malaysia (Malaysian Association of Research Scientists - MARS). Công trình này cũng được ghi vào Sách Vàng sáng tạo Việt Nam 2017 và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng Sách Vàng sáng tạo Việt Nam năm 2017. Bên cạnh đó, BSR cũng đã áp dụng nhiều giải pháp, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật khác góp phần tiết kiệm cho BSR gần 200 tỷ đồng/năm.
Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội đã cấp phép cho BSR đủ điều kiện để tự huấn luyện ATVSLĐ tại đơn vị. Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ cho Công ty BSR ở sản phẩm nhiên liệu JET A-1K và DO L-62 trang bị trong quân sự.
Trong năm 2017, Xưởng Cơ khí của BSR được Tổ chức ASME và NB của Mỹ đánh giá thành công và nhận được bộ chứng chỉ U, S và R, xác nhận chính thức năng lực của Xưởng trong việc chế tạo và sửa chữa thiết bị áp lực theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, Xưởng bảo dưỡng cũng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận trở thành Trung tâm hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO-17025.
Sức hút với nhà đầu tư
Với thương hiệu được khẳng định, quá trình cổ phần hóa BSR thu hút nhiều nhà đầu tư. Trong lần IPO vào ngày 17/1, toàn bộ gần 242 triệu cổ phần trong IPO được bán hết. Mức trúng đấu giá thấp nhất là 20.800 đồng. Với mức giá trung bình 23.043 đồng, dự kiến, nhà nước thu về hơn 5.566 tỷ đồng.
Trước đó, có hàng nghìn lượt cổ đông lẻ và tập thể đăng ký mua cổ phần BSR tại các điểm đăng ký đấu giá tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ngãi,… Có tổng số 4.079 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá cổ phần của Công ty BSR, trong đó có 3.957 nhà đầu tư cá nhân trong nước, 7 nhà đầu tư cá nhân nước ngoài, 48 nhà đầu tư tổ chức trong nước và 67 nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
Tổng khối lượng cổ phần đăng ký đợt IPO này là 651.789.522 cổ phần, gấp 2,7 lần lượng chào bán. Sau đợt đấu giá này, BSR sẽ bán tiếp cho nhà đầu tư chiến lược 49% cổ phần (bao gồm cả nhà đầu tư trong và ngoài nước). Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ 43% cổ phần tại BSR.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
(TN&MT) -Tại Hội nghị của Liên hợp quốc rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu trong thập kỷ hành động “Nước vì sự phát triển bền vững” giai đoạn 2018-2022 diễn ra từ 22-24/3 tại New York (Mỹ), Đoàn công tác của Bộ TN&MT đã có nhiều hoạt động gặp gỡ song phương các đối tác nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quản lý nước thời gian tới.
Trong khuôn khổ Hội nghị về nước của Liên Hợp Quốc năm 2023, ngày 23/3 (giờ địa phương), tại New York, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có các cuộc gặp với Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) Qu Dongyu, Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) Natalia Kanem.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương).
Để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng bào công giáo Mông tại Mường Hoa, Sa Pa (Lào Cai) đã tăng cường công tác bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước để cùng chung tay bảo vệ nguồn nước.
(TN&MT) - Giải Vô địch Quốc gia marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 64 - năm 2023 (Tiền Phong Marathon 2023) được tổ chức tại tỉnh Lai Châu, với sự tham dự của 4.000 vận động viên (VĐV). Các VĐV tranh tài ở 4 cự ly thi đấu:...
Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam, Giám đốc Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được bầu làm Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế nhiệm kỳ 2022 - 2025.
(TN&MT) - Theo quan điểm Phật giáo, những người phát tâm đi trên lộ trình giải thoát giác ngộ với Đức Phật phải thực hiện tâm từ bi. Theo đó, chẳng những không được sát hại, mà phải tôn trọng sự sống của loài người, loài vật, cho đến...
(TN&MT) - Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp khu vực Tây Bắc đã chủ động, sáng tạo, quyết liệt thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về...
Việc hưởng ứng nhằm kêu gọi người dân và du khách đến Huế cùng xây dựng thói quen tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thông qua việc lan tỏa thông điệp và tăng cường nhân rộng thói quen sống xanh, giảm sử dụng đồ nhựa dùng một...
(TN&MT) - Tối 25/3, tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái (Yên Bái) Tỉnh đoàn Yên Bái, Sở Công thương và Công ty Điện lực Yên Bái đã phối hợp tổ chức Chương trình Hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2023. Trong một giờ đồng hồ tắt đèn và các thiết...
(TN&MT) - Ngày 24/3, sau 3 ngày làm việc, Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc đã khép lại với việc thông qua Chương trình nghị sự về nước. Đây là một kế hoạch hành động “cột mốc” bao gồm gần 700 cam kết nhằm bảo vệ lợi ích chung...
Môi trường - Tuyết Trang- Lê Đồng - 18:03 25/03/2023
Sáng 25/3, tại khu phố Yên Vực, phường Tào Xuyên, UBND TP Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức “Lễ thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên...
Chiều 25/3, trong chương trình làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng cầu qua cửa biển Thuận An và dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh.
Hòa Bình ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn gắn với tiền năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
Tại ngày hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn thế hệ trẻ luôn kiên trì, dám dấn thân, đoàn kết, sáng tạo để ấp ủ ước mơ và khơi dậy khát vọng khởi nghiệp; tin tưởng những đam mê, hoài bão, khát vọng của tuổi trẻ sẽ tiếp tục được...
(TN&MT) - Ngày 22/3, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký ban hành công văn số 479 /UBND-KT về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải Quảng Bình.
(TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
(TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.