(TN&MT) - Tổng cục Môi trường vừa phối hợp với Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo “Tham vấn về chính sách có liên quan đến thừa kế, bảo tồn và phát triển tri thức y dược cổ truyền”.
Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực thực hiện Nghị định Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích tại Việt Nam”. Các đại biểu đã tập trung vào các nội dung về bảo tồn, phát triển bền vững nguồn gen dược liệu, vốn tri thức về nguồn gen dược liệu và cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các bài thuốc gia truyền.
11% loài cây thuốc trên thế giới có ở Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển chăm sóc sức khỏe bằng các thuốc y học cổ truyền. Ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004)... Tính trên toàn thế giới, hàng năm, doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD.
Dược liệu có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào. Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều công ty, nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… từ dược liệu. Chính vì vậy, dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Theo kết quả điều tra đánh giá tại một số vùng trong cả nước, nuôi trồng sản xuất dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có thể thu nhận trên 100 triệu đồng/ha. Phát triển trồng cây thuốc đã giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Cây thuốc tồn tại cùng với thế hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, lại có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, là nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Hiện, Việt Nam là 1 trong 10 Trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới và được xếp hạng 16 trên thế giới về đa dạng nguồn gen. Trong đó, có rất nhiều nguồn gen được ứng dụng làm thuốc phòng và chữa bệnh. Ước tính nước ta đã xác định được 3.830 loài cây dược liệu dùng làm thuốc, chiếm khoảng 36% trong số 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch đã biết. So với 35.000 loài cây làm thuốc trên toàn thế giới, số loài cây thuốc Việt Nam được biết đến chiếm khoảng 11%. Tuy vậy, sự đa dạng về nguồn gen đang bị suy giảm, đe dọa nghiêm trọng và mai một, mất dần của các tri thức truyền thống về sử dụng nguồn gen trong chăm sóc sức khỏe. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen, lưu giữ tri thức truyền thống về sử dụng nguồn gen là rất cấp thiết.
Cần phối hợp xây dựng Luật Bảo tồn nguồn gen
Tại Hội thảo, các nhà quản lý, các chuyên gia cho rằng, vấn đề tiếp cận nguồn gen, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều Bộ ngành. Trong ngành y, đặc biệt là y dược cổ truyền sẽ liên quan đến vấn đề bảo tồn nguồn gen dược liệu... Do đó, quá trình xây dựng Luật Y dược cổ truyền cần có sự phối kết hợp giữa các Bộ ngành liên quan, không nên nghiên cứu, xây dựng đơn lẻ từng thành tố sẽ không khả thi khi áp dụng thực tiễn. Để phát bảo tồn được nguồn gen dược liệu phải phát triển tri thức y dược cổ truyền, việc xây dựng chính sách phải khuyến khích được 3 thành tố chính là: Nguồn gen, tri thức truyền thống có liên quan đến nguồn gen và đối tượng sử dụng tri thức đó.
Theo ông Đào Khánh Tùng, đại diện của UNDP Việt Nam cho biết: Trong thời gian tới, Bộ TN&MT đang có kế hoạch sửa đổi, bổ sung các nội dung của Luật Đa dạng sinh học, Bộ Y tế cần phối hợp với Bộ TN&MT để rà soát sửa đổi những vấn đề còn chồng chéo, khó khăn trong quản lý những nội dung liên quan đến ý dược cổ truyền. Bên cạnh đó, việc xây dựng các nội dung của Luật Y dược cổ truyền cần tiếp cận từ khai thác, sản xuất ra sản phẩm, đến tiêu thụ trên thị trường, cần xác định rõ đối tượng phải chịu chế tài về bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen và tri thức truyền thống có liên quan.
Bên cạnh đó, GS. TS Nguyễn Duy Thuần, nguyên Phó Giám đốc Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dược liệu cho rằng, thực tế hiện nay, các sản phẩm từ y học cổ truyền đa số chỉ dừng lại ở việc đăng ký thực phẩm chức năng, khó có thể thành thuốc. Các chuyên gia đề xuất, thời gian tới, Bộ Y tế cần phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&CN và các Bộ, ngành có liên quan khác thực hiện các nghiên cứu lâm sàng đối với các loại thuốc từ y học cổ truyền để làm tiền đề trong việc công nhận một số bài thuốc mới, từ đó, có những lợi ích cụ thể để chia sẻ cho cộng đồng dân tộc, những thầy thuốc gia truyền - người lưu giữ các tri thức truyền thống.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, các địa phương cần rà soát, lập quy hoạch cây dược liệu trên địa bàn tỉnh, có chiến lược phát triển cụ thể cho từng loài; đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng các mô hình di thực để nhân rộng cây dược liệu; đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, mở rộng hợp tác, liên kết để đẩy nhanh tốc độ ứng dụng khoa học công nghệ vào nhân giống, sản xuất và chế biến; thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến các sản phẩm dược liệu có giá trị cao, ổn định đầu ra, thúc đẩy phát triển dược liệu; giao đất, cho các hộ/nhóm hộ thuê đất để trồng dược liệu.
Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực thực hiện Nghị định Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích tại Việt Nam”. Các đại biểu đã tập trung vào các nội dung về bảo tồn, phát triển bền vững nguồn gen dược liệu, vốn tri thức về nguồn gen dược liệu và cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các bài thuốc gia truyền.
11% loài cây thuốc trên thế giới có ở Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển chăm sóc sức khỏe bằng các thuốc y học cổ truyền. Ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004)... Tính trên toàn thế giới, hàng năm, doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD.
Dược liệu có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào. Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều công ty, nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… từ dược liệu. Chính vì vậy, dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Theo kết quả điều tra đánh giá tại một số vùng trong cả nước, nuôi trồng sản xuất dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có thể thu nhận trên 100 triệu đồng/ha. Phát triển trồng cây thuốc đã giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Cây thuốc tồn tại cùng với thế hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, lại có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, là nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Hiện, Việt Nam là 1 trong 10 Trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới và được xếp hạng 16 trên thế giới về đa dạng nguồn gen. Trong đó, có rất nhiều nguồn gen được ứng dụng làm thuốc phòng và chữa bệnh. Ước tính nước ta đã xác định được 3.830 loài cây dược liệu dùng làm thuốc, chiếm khoảng 36% trong số 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch đã biết. So với 35.000 loài cây làm thuốc trên toàn thế giới, số loài cây thuốc Việt Nam được biết đến chiếm khoảng 11%. Tuy vậy, sự đa dạng về nguồn gen đang bị suy giảm, đe dọa nghiêm trọng và mai một, mất dần của các tri thức truyền thống về sử dụng nguồn gen trong chăm sóc sức khỏe. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen, lưu giữ tri thức truyền thống về sử dụng nguồn gen là rất cấp thiết.
Cần phối hợp xây dựng Luật Bảo tồn nguồn gen
Tại Hội thảo, các nhà quản lý, các chuyên gia cho rằng, vấn đề tiếp cận nguồn gen, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều Bộ ngành. Trong ngành y, đặc biệt là y dược cổ truyền sẽ liên quan đến vấn đề bảo tồn nguồn gen dược liệu... Do đó, quá trình xây dựng Luật Y dược cổ truyền cần có sự phối kết hợp giữa các Bộ ngành liên quan, không nên nghiên cứu, xây dựng đơn lẻ từng thành tố sẽ không khả thi khi áp dụng thực tiễn. Để phát bảo tồn được nguồn gen dược liệu phải phát triển tri thức y dược cổ truyền, việc xây dựng chính sách phải khuyến khích được 3 thành tố chính là: Nguồn gen, tri thức truyền thống có liên quan đến nguồn gen và đối tượng sử dụng tri thức đó.
Theo ông Đào Khánh Tùng, đại diện của UNDP Việt Nam cho biết: Trong thời gian tới, Bộ TN&MT đang có kế hoạch sửa đổi, bổ sung các nội dung của Luật Đa dạng sinh học, Bộ Y tế cần phối hợp với Bộ TN&MT để rà soát sửa đổi những vấn đề còn chồng chéo, khó khăn trong quản lý những nội dung liên quan đến ý dược cổ truyền. Bên cạnh đó, việc xây dựng các nội dung của Luật Y dược cổ truyền cần tiếp cận từ khai thác, sản xuất ra sản phẩm, đến tiêu thụ trên thị trường, cần xác định rõ đối tượng phải chịu chế tài về bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen và tri thức truyền thống có liên quan.
Bên cạnh đó, GS. TS Nguyễn Duy Thuần, nguyên Phó Giám đốc Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dược liệu cho rằng, thực tế hiện nay, các sản phẩm từ y học cổ truyền đa số chỉ dừng lại ở việc đăng ký thực phẩm chức năng, khó có thể thành thuốc. Các chuyên gia đề xuất, thời gian tới, Bộ Y tế cần phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&CN và các Bộ, ngành có liên quan khác thực hiện các nghiên cứu lâm sàng đối với các loại thuốc từ y học cổ truyền để làm tiền đề trong việc công nhận một số bài thuốc mới, từ đó, có những lợi ích cụ thể để chia sẻ cho cộng đồng dân tộc, những thầy thuốc gia truyền - người lưu giữ các tri thức truyền thống.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, các địa phương cần rà soát, lập quy hoạch cây dược liệu trên địa bàn tỉnh, có chiến lược phát triển cụ thể cho từng loài; đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng các mô hình di thực để nhân rộng cây dược liệu; đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, mở rộng hợp tác, liên kết để đẩy nhanh tốc độ ứng dụng khoa học công nghệ vào nhân giống, sản xuất và chế biến; thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến các sản phẩm dược liệu có giá trị cao, ổn định đầu ra, thúc đẩy phát triển dược liệu; giao đất, cho các hộ/nhóm hộ thuê đất để trồng dược liệu.