Theo đó, dự án “Giáo dục dinh dưỡng và phát triển thể lực - Uống sữa, Vận động, Khỏe mạnh cho trẻ em tuổi học đường Việt Nam” năm 2018 sẽ tiếp tục được chú trọng vào hoạt động truyền thông trên các địa bàn: Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình và mở rộng ra Thanh Hóa. Thời gian triển khai từ 01/7/2018 đến 31/12/2018 với cam kết tiếp cận được 100.000 học sinh thuộc 160 trường tiểu học và mầm non tại các địa bàn nói trên.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Quốc Hùng - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, đánh giá cao các hoạt động “tạo lập giá trị chung cho xã hội” của Công ty FrieslandCampina nói chung và nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan nói riêng trong hơn 20 năm qua, đồng thời bày tỏ sự tri ân của Trung ương Hội về sự đồng hành của Công ty thông qua các hoạt động nhân đạo có ý nghĩa cao cả, như: Chương trình Ngân hàng bò, tặng quà cho gia đình khó khăn dịp Tết, quyên góp cho bà con gặp bão lụt miền Trung và mới đây nhất là Chương trình giáo dục truyền thông Uống sữa, Vận động, Khỏe mạnh.
Dự kiến trong tháng 8/2018, đại diện Hội Chữ thập đỏ các tỉnh thành sẽ tổ chức tập huấn tại địa phương cho các giáo viên thuộc các trường mầm non, tiểu học với mong muốn trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để các thầy cô có thể triển khai hoạt động nói chuyện chuyên đề tại trường của mình. Với thông điệp đơn giản dễ nhớ 4, 3, 2, 1 (4 nhóm chất, 3 bữa ăn, 2 ly sữa, 1 giờ vận động) và hình thức truyền tải phong phú đa dạng, dự án hy vọng sẽ hình thành một lối sống năng động và khỏe mạnh cho trẻ em Việt Nam. Đồng thời, tại các buổi nói chuyện chuyên đề, các em học sinh còn được hòa mình cùng điệu nhảy flashmob giáo dục vui nhộn “Năng lượng sữa” và được thưởng thức những ly sữa tươi từ nhãn hàng Sữa Cô Gái Hà Lan.
Năm 2017, Chương trình “Giáo dục Dinh dưỡng và Phát triển Thể lực” cho trẻ em Việt Nam” đã tiếp cận được hơn 65.000 trẻ mầm non và đã lan tỏa được tinh thần của chiến dịch “Uống sữa, Vận động, Khỏe mạnh”, góp phần thực hiện các mục tiêu “Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam”, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, hạn chế sự gia tăng tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em lứa tuổi tiền học đường và học đường; cải thiện nhận thức và thói quen về dinh dưỡng và vận động hàng ngày của phụ huynh học sinh, từ đó cải thiện sức khỏe, nâng cao thể lực và trí lực cho học sinh.