Trong đó, vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp thực hiện chương trình là 1.190,935 tỷ đồng, chiếm 17,24% nguồn vốn (vốn Trung ương gần 700 tỷ đồng, địa phương trên 500 tỷ đồng.
Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án là 1.094,426 tỷ đồng; vốn nhân dân đóng góp gần 1.000 tỷ đồng; vốn daonh nghiệp trên 156 tỷ đồng; vốn tín dụng là 3.500 tỷ đồng.
Cũng theo báo cáo này, tính đến cuối năm 2015, số nợ đọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới toàn tỉnh Nghệ An là 751 tỷ đồng, bình quân 1,74 tỷ đồng/ 1 xã. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 5/2019, nợ đọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới không còn.
Nghệ An tiếp tục chỉ đạo, khống chế không để phát sinh nợ đọng trong xây dựng Nông thôn mới. Đặc biệt, qua công tác thẩm định xã Nông thôn mới ở các địa phương, cương quyết không trình công nhận các xã chưa xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới.
Tỉnh Nghệ An huy động được nguồn lực khá lớn để xây dụng Nông thôn mới |
Đến hết tháng 10/2019, đã có thêm 12 xã được HĐND tỉnh thẩm định, trong đó có 7 xã được Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, nâng tổng số xã đã đạt chuẩn Nông thôn mới của toàn tỉnh lên 225 xã, chiếm 52,2%; Dự kiến đến hết năm 2019 sẽ có thêm từ 40-42 xã đạt chuẩn Nông thôn mới.
Đặc biệt, công tác vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Các địa phương đã tích cực, chủ động xây dựng các khu thu gom rác tập trung; cải thiện hệ thống thoát nước mặt khu dân cư. Đến nay, có 314/431 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, chiếm trên 73%.
Được biết, mục tiêu phấn đấu năm 2020 toàn tỉnh Nghệ An có thêm 25 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn của toàn tỉnh lên 282 xã, tương đương với 65,4% số xã toàn tỉnh.