(TN&MT) - Để giải cứu các con sông như Tô Lịch, Lừ, Kim Ngưu… thoát khỏi tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng các cơ quan chức năng của Hà Nội đã đưa ra nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm. Tuy vậy, đến nay hiệu quả từ những giải pháp đã triển khai chưa cao và các con sông trên vẫn đang ngày ngày bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sức khỏe của người dân.
Ước tính mỗi ngày tại Hà Nội có đến hàng trăm ngàn mét khối nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt không qua xử lý đổ trực tiếp ra các dòng sông. Điều này, khiến lượng bùn ở đây lắng đọng, dày lên đáng kể, không chỉ có vậy dòng chảy của các con sông này còn bị tắc nghẽn tại nhiều đoạn dẫn đến tình trạng những chất độc hại ứ đọng, gây ra biến đổi về môi trường nước các con sông, kênh mương, làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Đặc biệt có nhiều đoạn gần như “chết” khi thường xuyên phải tiếp nhận lượng nước thải ngày một lớn.
Qua tìm hiểu, được biết chỉ riêng hệ thống sông Nhuệ - Đáy đã có đến 700 nguồn nước thải đổ vào với khối lượng 80.000 m3 mỗi ngày. Hàng năm, khi hết mùa mưa, những con sông làm nhiệm vụ thoát nước lại rơi vào tình trạng cạn trơ đáy, chất thải hữu cơ đổ xuống sông đều bị phân hủy tại chỗ, gây ô nhiễm. Vì vậy, sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ hay sông Nhuệ lúc nào cũng đen kịt, đặc quánh, rác thải nổi lềnh bềnh trên mặt sông.
Trước tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng của các sông, thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm “làm sống lại” những dòng sông chết này. Trong đó, có các giải pháp như phối hợp với các đơn vị xí nghiệp môi trường, các công ty cấp thoát nước trên địa bàn Thủ đô tăng cường công nhân vớt rác; sử dụng các bè thuỷ sinh trên sông; pha loãng mức độ ô nhiễm bằng nguồn nước từ sông Hồng...
Thế nhưng, có thể nói là cho đến thời điểm hiện tại thì hiệu quả từ việc triển khai các giải pháp nói trên vẫn chưa cao, các con sông của Hà Nội vẫn mang trong mình hình ảnh của những “dòng sông chết” với một màu đen đặc quen thuộc, cũng như ngày ngày bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất và sức khỏe của người dân nhất là khu vực dân cư sống ven bờ sông.
Thực tế từ nhiều năm qua người dân sinh sống dọc hai bên bờ sông Tô Lịch, đoạn chảy qua các quận, huyện của Hà Nội vẫn phải tìm cách sống chung với cảnh ô nhiễm của dòng sông. Qua nhiều lần cải tạo với không ít giải pháp được đưa ra. Tuy nhiên, sông Tô Lịch vẫn bị ô nhiễm, thậm chí dòng sông này trông chẳng khác nào một hồ nước thải.
Bà Nguyễn Thị Hương – Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy cho biết: Đoạn sông chảy qua địa bàn phường Yên Hòa đang ngày một cạn kiệt và cứ sau mỗi trận mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió, là y như rằng hơi độc từ dưới sông bốc lên rất khó chịu, các hộ kinh doanh hàng quán dọc bờ sông luôn bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi... Không ít gia đình sống tại đây vì không chịu nổi không khí ô nhiễm, đành phải cho thuê lại nhà, chuyển tới nơi khác sinh sống.
"Có thể thấy ngần ấy năm trôi qua dòng sông Tô Lịch này vẫn nguyên chỉ là một màu đen đục, mức độ ô nhiễm ở đây thì đủ loại, đặc biệt phải kể tới mùi hôi thối đặc trưng của nước con sông, mùi xú uế bốc lên từ xác động vật trôi nổi... Nên dù có thể giờ đây dòng sông đen hơn, nặng mùi hơn người dân cũng không còn sức kêu than nữa” – bà Hương nói.
Theo khảo sát của phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường không chỉ có sông Tô Lịch, tại các sông khác của Hà Nội như sông Lừ, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu... tình trạng ô nhiễm cũng đang ở mức báo động. Ở nhiều đoạn, lòng sông chẳng khác cái ao tù, nước đen đặc, nổi váng, bốc mùi xú uế nồng nặc, ruồi nhặng bu kín...
Hà Nội đã từng là thành phố được bao quanh bởi những dòng sông trong, sạch, thơ mộng. Tuy vậy, hiện tại tất cả những hình ảnh đó đã lùi vào dĩ vãng, nhường chỗ cho cảnh tượng là sự ô nhiễm nặng nề.
Thực trạng ô nhiễm của các dòng sông tại Thủ đô không chỉ ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường mà còn gây tác động trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân. Từ thực tế trên cho thấy, đây vẫn luôn là những cảnh báo khẩn cấp, không chỉ giới hạn trong công tác bảo vệ và phục hồi chất lượng nguồn nước tại những con sông này mà còn phục vụ cho việc cấp nước an toàn cho sinh hoạt, thủy sản, du lịch, nông nghiệp... Tất cả điều này đòi hỏi ở các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cần có những giải pháp mang tính hiệu quả, căn cơ và lâu dài hơn.
Ước tính mỗi ngày tại Hà Nội có đến hàng trăm ngàn mét khối nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt không qua xử lý đổ trực tiếp ra các dòng sông. Điều này, khiến lượng bùn ở đây lắng đọng, dày lên đáng kể, không chỉ có vậy dòng chảy của các con sông này còn bị tắc nghẽn tại nhiều đoạn dẫn đến tình trạng những chất độc hại ứ đọng, gây ra biến đổi về môi trường nước các con sông, kênh mương, làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Đặc biệt có nhiều đoạn gần như “chết” khi thường xuyên phải tiếp nhận lượng nước thải ngày một lớn.
Qua tìm hiểu, được biết chỉ riêng hệ thống sông Nhuệ - Đáy đã có đến 700 nguồn nước thải đổ vào với khối lượng 80.000 m3 mỗi ngày. Hàng năm, khi hết mùa mưa, những con sông làm nhiệm vụ thoát nước lại rơi vào tình trạng cạn trơ đáy, chất thải hữu cơ đổ xuống sông đều bị phân hủy tại chỗ, gây ô nhiễm. Vì vậy, sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ hay sông Nhuệ lúc nào cũng đen kịt, đặc quánh, rác thải nổi lềnh bềnh trên mặt sông.
Trước tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng của các sông, thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm “làm sống lại” những dòng sông chết này. Trong đó, có các giải pháp như phối hợp với các đơn vị xí nghiệp môi trường, các công ty cấp thoát nước trên địa bàn Thủ đô tăng cường công nhân vớt rác; sử dụng các bè thuỷ sinh trên sông; pha loãng mức độ ô nhiễm bằng nguồn nước từ sông Hồng...
Thế nhưng, có thể nói là cho đến thời điểm hiện tại thì hiệu quả từ việc triển khai các giải pháp nói trên vẫn chưa cao, các con sông của Hà Nội vẫn mang trong mình hình ảnh của những “dòng sông chết” với một màu đen đặc quen thuộc, cũng như ngày ngày bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất và sức khỏe của người dân nhất là khu vực dân cư sống ven bờ sông.
Thực tế từ nhiều năm qua người dân sinh sống dọc hai bên bờ sông Tô Lịch, đoạn chảy qua các quận, huyện của Hà Nội vẫn phải tìm cách sống chung với cảnh ô nhiễm của dòng sông. Qua nhiều lần cải tạo với không ít giải pháp được đưa ra. Tuy nhiên, sông Tô Lịch vẫn bị ô nhiễm, thậm chí dòng sông này trông chẳng khác nào một hồ nước thải.
Bà Nguyễn Thị Hương – Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy cho biết: Đoạn sông chảy qua địa bàn phường Yên Hòa đang ngày một cạn kiệt và cứ sau mỗi trận mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió, là y như rằng hơi độc từ dưới sông bốc lên rất khó chịu, các hộ kinh doanh hàng quán dọc bờ sông luôn bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi... Không ít gia đình sống tại đây vì không chịu nổi không khí ô nhiễm, đành phải cho thuê lại nhà, chuyển tới nơi khác sinh sống.
"Có thể thấy ngần ấy năm trôi qua dòng sông Tô Lịch này vẫn nguyên chỉ là một màu đen đục, mức độ ô nhiễm ở đây thì đủ loại, đặc biệt phải kể tới mùi hôi thối đặc trưng của nước con sông, mùi xú uế bốc lên từ xác động vật trôi nổi... Nên dù có thể giờ đây dòng sông đen hơn, nặng mùi hơn người dân cũng không còn sức kêu than nữa” – bà Hương nói.
Theo khảo sát của phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường không chỉ có sông Tô Lịch, tại các sông khác của Hà Nội như sông Lừ, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu... tình trạng ô nhiễm cũng đang ở mức báo động. Ở nhiều đoạn, lòng sông chẳng khác cái ao tù, nước đen đặc, nổi váng, bốc mùi xú uế nồng nặc, ruồi nhặng bu kín...
Hà Nội đã từng là thành phố được bao quanh bởi những dòng sông trong, sạch, thơ mộng. Tuy vậy, hiện tại tất cả những hình ảnh đó đã lùi vào dĩ vãng, nhường chỗ cho cảnh tượng là sự ô nhiễm nặng nề.
Thực trạng ô nhiễm của các dòng sông tại Thủ đô không chỉ ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường mà còn gây tác động trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân. Từ thực tế trên cho thấy, đây vẫn luôn là những cảnh báo khẩn cấp, không chỉ giới hạn trong công tác bảo vệ và phục hồi chất lượng nguồn nước tại những con sông này mà còn phục vụ cho việc cấp nước an toàn cho sinh hoạt, thủy sản, du lịch, nông nghiệp... Tất cả điều này đòi hỏi ở các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cần có những giải pháp mang tính hiệu quả, căn cơ và lâu dài hơn.