Coca-Cola đứng đầu danh sách nguồn gây ô nhiễm bao bì ở Anh
Kết quả đến từ 229 bãi biển do nhóm vận động chống ô nhiễm thực hiện vào tháng 4/2019, nơi phát hiện gần 50.000 mảnh chất thải. Khoảng 20.000 trong số này có nhãn hiệu rõ ràng, trong đó Coca-Cola là nhãn hiệu dẫn đầu, tiếp theo là các sản phẩm giòn Walkers, Cadbury, McDonald và Nestlé.
Khi các thương hiệu khác của Coca-Cola được tính đến, tỷ lệ chất thải được tìm thấy của công ty này đã tăng lên hơn 15%. PepsiCo là công ty mẹ với hơn 10% chất thải có thương hiệu được tìm thấy, tiếp theo là chủ sở hữu Cadbury, Mondelēz International, với khoảng 7%. Bao bì có thể nhận dạng của McDonald chiếm 6% trong tổng số, với Nestlé chỉ đứng sau với 5,5%.
Hugo Tagholm, Giám đốc điều hành của SAS cho biết các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về chất thải liên quan đến sản phẩm của họ, đồng thời nêu ra các quy tắc mới nhằm buộc các công ty ngăn chặn và khắc phục tình trạng xả rác. “Các nhà sản xuất phải tạo sự minh bạch và công khai đầy đủ về số lượng và loại bao bì họ sử dụng. Môi trường của chúng ta đang ở trong tình trạng nguy hiểm…”, ông Hugo Tagholm cho biết.
“Đây không chỉ là vấn đề xả rác - doanh nghiệp cần cung cấp các hệ thống mới căn bản và có trách nhiệm, giúp giảm đáng kể tác động của chúng đối với các đại dương, rừng và thiên nhiên của chúng ta” - Hugo Tagholm nhấn mạnh.
Đẩy mạnh trách nhiệm của nhà sản xuất Anh
Hơn 45.000 tình nguyện viên đã tham gia chuỗi sự kiện Big Spring Beach Clean vào tháng 4. Chuỗi sự kiện này đưa đến kết quả là cuộc khảo sát lớn nhất về rác thải bãi biển ở Anh, dưới sự phân tích của chuyên gia tư vấn Eunomia. Các nghiên cứu đã được đệ trình lên chính phủ, nơi đang xem xét các cách để giảm thiểu ô nhiễm và xả rác ở Vương quốc Anh thông qua các quy định về Trách nhiệm của Nhà sản xuất Mở rộng.
Hiện tại, các công ty phải chịu trách nhiệm cho bao bì của mình nếu họ có doanh thu hàng năm hơn 2 triệu bảng và xử lý hơn 50 tấn bao bì mỗi năm. Tuy nhiên, SAS cho rằng trong thực tế, phần lớn chi phí xử lý rác thải và chất thải bao bì - khoảng 90% - do chính quyền địa phương chịu trách nhiệm và các công ty mẹ của nhiều thương hiệu hàng đầu không chia sẻ thông tin về số lượng bao bì mà họ sản xuất.
Sau khi tham khảo ý kiến, chính phủ có thể thắt chặt hơn các quy tắc, khiến các công ty chịu trách nhiệm 100% về chi phí chất thải từ bao bì của họ, từ khâu sản xuất đến khâu xử lý cuối cùng. SAS đang kêu gọi minh bạch hơn để giúp các quy tắc mới có hiệu lực.
Cuộc khảo sát cho thấy 10 công ty chịu trách nhiệm cho hơn một phần hai số rác có thương hiệu rõ ràng được tìm thấy trên các bãi biển ở Vương quốc Anh. “Người dân và hành tinh cần những công ty này thay đổi cách họ kinh doanh. Hiện tại, chi phí cho chất thải này chịu sử quản lý của các hội đồng địa phương, người nộp thuế và môi trường” - Tagholm cho biết.
Phát ngôn viên của Coca-Cola cho biết: “Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ bao bì nào của chúng tôi trở thành rác trên đất liền hoặc trong đại dương. Chúng tôi là một trong số ít các công ty công khai số lượng bao bì mà chúng tôi sử dụng, trên toàn cầu và địa phương, và chúng tôi ủng hộ cải cách quy định về Trách nhiệm của nhà sản xuất mở rộng, bao gồm cả việc giới thiệu chương trình hoàn trả tiền đặt cọc để giúp chúng tôi nhận lại bao bì”.
Công ty sản xuất 3 triệu tấn bao bì nhựa mỗi năm, cam kết thu gom và tái chế các chai và lon mà họ bán, như một phần của sáng kiến toàn cầu có tên WorldWithoutWaste. Hồi năm ngoái công ty cho biết sẽ tăng lượng tái chế nhựa trong tất cả các chai trên các nhãn hiệu của công ty từ 25-50% vào năm 2020. “Ở Anh, tất cả các chai và lon của chúng tôi đều có thể tái chế 100% và mục tiêu của chúng tôi là sử dụng sức mạnh của thương hiệu để thúc đẩy mọi người tái chế nhiều hơn và kêu gọi cải cách hệ thống trách nhiệm của nhà sản xuất Vương quốc Anh”, phát ngôn viên trên cho biết.