Xử lý triệt để đất ô nhiễm dioxin: Đường tới đích còn xa…

06/11/2014 00:00

(TN&MT) - Hiện nay, việc nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý triệt để chất da cam/dioxin trong đất và trầm tích vẫn đang là vấn đề cấp thiết đối với Việt Nam.

(TN&MT) - Hiện nay, việc nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý triệt để chất da cam/dioxin trong đất và trầm tích vẫn đang là vấn đề cấp thiết đối với Việt Nam.
   
Thiếu kinh phí, bí công ngh
   
  Theo PGS. TS Lê Kế Sơn, Chủ nhiệm Chương trình KHCN -33/11-15, hiện nay, với sự quan tâm và nỗ lực của Chính phủ cũng như giới khoa học, các điểm nóng về ô nhiễm chất da cam/dioxin ở các sân bay quân sự Đà Nẵng, Phù Cát và Biên Hòa đã và đang được khoanh vùng, đánh giá và triển khai công tác xử lý môi trường. Các kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, sân bay Biên Hòa đã được xác định là có mức độ và phạm vi ô nhiễm lớn hơn và phức tạp hơn ở sân bay Đà Nẵng, khối lượng đất/trầm tích ô nhiễm cần xử lý được ước tính lên đến trên 200.000m3, con số này gấp 3 lần khối lượng dioxin phải xử lý ở sân bay Đà Nẵng (70.000 m3), gấp hơn 30 lần sân bay Phù Cát (7.500 m3).
   
Xử lý đất ô nhiễm dioxin cần công nghệ tối ưu
    
   
  Với mức độ nhiễm như thế này, việc xử lý triệt để ít nhất phải có 250 triệu USD. Do đó, kế hoạch xử lý xong dioxin tại sân bay Biên Hòa vào năm 2020 theo kế hoạch sẽ không thực hiện được do vẫn chưa xác định được công nghệ và nguồn kinh phí.
   
  Tại sân bay Biên Hòa, khoảng 110 mẫu đất và trầm tích được lấy theo các hướng thoát nước từ sân bay và theo chiều sâu trung bình 30 cm. Kết quả cho thấy một số mẫu trầm tích có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép chủ yếu nằm ở các mương thoát nước sát sân bay. Các mương này sẽ dẫn nước đổ ra sông Đồng Nai. Đối với mẫu đất, hầu hết các mẫu đều dưới ngưỡng cho phép là 1.000ppt theo tiêu chuẩn TCVN 8183:2009. Tuy nhiên nếu căn cứ theo QCVC 45:2012/BTNMT về giới hạn cho phép của dioxin trong một số loại đất theo mục đích sử dụng thì một vài mẫu đã vượt ngưỡng cho phép.
   
  Các mẫu đất trong tổng số 55 mẫu đất và trầm tích lấy ở trong sân bay gần các hồ ở khu vực phía Bắc và Đông sân bay Biên Hòa đều dưới ngưỡng cho phép theo TCVN 8183: 2009. Tuy nhiên, 20 mẫu trầm tích trong số 35 mẫu trầm tích vượt ngưỡng cho phép. Trong 28 hồ khảo sát, kết quả cho thấy 16 hồ có nồng độ dioxin vượt ngưỡng cho phép. Mẫu cao nhất đến hơn 8000 ppt. Đặc biệt với các hồ mới đào hoặc hồ ở vị trí cao trong sân bay cũng bị phát hiện ô nhiễm. Ngoài ra, tỉ lệ 2,3,7,8-TCDD/TEQ ở trong 53 mẫu trên tổng số 55 mẫu chiếm từ 60 – 98,5% cho thấy nguồn gốc ô nhiễm chính dioxin từ các chất hóa học được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
   
Gian nan tìm giải pháp
   
  Tại sân bay quân sự ở Việt Nam, khối lượng đất và trầm tích bị ô nhiễm khá lớn với tổng ước tính gần 350.000m3, thành phần các chất ô nhiễm phúc tạp, nồng độ ô nhiễm rất cao, sự phân bố các chất ô nhiễm trong đất và trầm tích không tuân theo các quy luật thường thấy, vì thế việc áp dụng đơn lẻ một công nghệ đã được kiểm chứng trên thế giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
   
  Ở Việt Nam, nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng các công nghệ xử lý đất và trầm tích bị ô nhiễm chất da cam/dioxin được triển khai từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay. Công nghệ xử lý bao gồm: Chôn lấp và cô lập kết hợp xử lý sinh học; xử lý hóa học; nghiền bị của New Zealand; hấp nhiệt trong mố. Tuy nhiên các công nghệ này vẫn tồn tại nhiều hạn chế như xử lý chưa triệt để, kinh phí công nghệ rất cao.
   
  Một số kết quả nghiên cứu ban đầu công nghệ tích hợp xử lý triệt để chất da cam/dioxin trong đất và trầm tích phù hợp điều kiện Việt Nam do TS. Lâm Vĩnh Ánh, Cục Kỹ thuật – Bộ tư lệnh Hóa học, Chủ nhiệm đề tài KHCN 33.02/11-15 đề xuất vừa được công bố tại Hội thảo khoa học “Một số kết quả nghiên cứu mới về hậu quả chất da cam/dioxin” do Bộ TN&MT tổ chức mới đây đã mở ra hướng giải quyết mới trong xử lý loại chất độc hóa học này.
   
  Theo báo cáo đã tổng quan các công nghệ hiện nay được áp dụng ở Việt Nam và thế giới để xử lý đất và trầm tích ô nhiễm dioxin, nghiên cứu và xây dựng mô hình thử trong phòng thí nghiệm và quy mô nhỏ xử lý đất ô nhiễm dioxin. Nguyên lý cơ bản của mô hình công nghệ mà nhóm tác giả trình bày là xử dụng chất hấp thụ bề mặt, rửa, tách chiết lemon (thành phần có trong đất, bùn) và mùn sét (dioxin tích tụ chủ yếu trong các loại thành phần đất này) sau đó sử dụng công nghệ khác để tiếp tục xử lý triệt để. Như vậy, thay vì phải xử lý một khối lượng đất rất lớn, công nghệ rửa, tách cho phép giảm đáng kể khối lượng đất ô nhiễm cần xử lý. Với khối lượng chất cần xử lý nhỏ có thể thực hiện dễ dàng hơn, hiệu quả cao hơn và với chi phí hợp lý hơn.
   
  Kết quả của đề tài cho thấy, công nghệ tích hợp dựa trên cơ sở rửa đất nhiễm bằng dung dịch chất hoạt động bề mặt, kết hợp với các phương pháp hóa học – hóa lý với việc sử dụng AC4 và BTV-BT để hấp thụ chất ô nhiễm trong dung dịch rửa đất bằng các chất hoạt động bề mặt. Các kết quả nghiên cứu phối hợp khi sử dụng xúc tác nano FE3O4/CaO để phân hủy nhiệt, xử lý bùn đất nhiễm sau xử lý ở nhiệt độ 3500C-4500C, trong 2 giờ, cho hiệu quả làm sạch đến 98,68% - 99,17%.
   
  Theo các chuyên gia, những nghiên cứu này có những đóng góp quan trọng trong công tác khắc phục hậu quả của chất da cam/dioxin đối với môi trường. Tuy nhiên, đây là những kết quả ban đầu, cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn chỉnh trong thời gian tới.
   
Phương Anh
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xử lý triệt để đất ô nhiễm dioxin: Đường tới đích còn xa…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO