(TN&MT) - Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội đang xảy ra tình trạng phá...
(TN&MT) - Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội đang xảy ra tình trạng phá rừng, đào núi, gạt đồi một cách ngang nhiên, nhiều héc ta rừng phòng hộ đã bị phá nát, thay vào đó là khu dịch vụ dưới cái tên: Khu sinh thái, nghỉ dưỡng, homestay...
Vừa qua, dư luận chưa hết “nóng” về việc nhiều héc ta rừng nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ tại khu hồ Đồng Đò, thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội bị nhiều cá nhân tiến hành xây dựng biệt thự, lâu đài trái phép. Người ta có thể đỗ lỗi cho quy hoạch, cho việc chưa làm rõ được nguồn gốc đất để rồi UBND xã Minh Trí tiếp tay cho hoạt động mua bán, chuyển nhượng trái phép đất rừng phòng hộ. Qua thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, tại thôn Minh Tân có 25 trường hợp mua bán, chuyển nhượng đã tiến hành xây dựng và có chứng thực của lãnh đạo, cán bộ xã Minh Trí.
Sai phạm tại xã Minh Trí “chưa nguôi” thì gần đây, theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều héc ta rừng phòng hộ thuộc thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn đang bị “xẻ thịt” công khai để làm những khu sinh thái, nghỉ dưỡng, xây dựng homestay, nhà vườn...
Một người dân sinh sống tại thôn Lâm Trường cho biết: Mấy năm gần đây, người dưới Trung tâm Hà Nội lên đây mua đất rừng để xây dựng khu ăn chơi, khu nghỉ mát, xây nhà vườn thôi... Họ còn ngang nhiên gạt đồi, xẻ núi làm đường bê tông hóa trên đất rừng.
Khu vui chơi giải trí "mọc" trong rừng phòng hộ nhưng chính quyền "xin báo chí chia sẻ"
Theo quan sát của phóng viên, trên dọc đường vào thôn Lâm Trường, xã Minh Phú chúng tôi bắt gặp rất nhiều tấm biển chỉ dẫn của những khu nhà vườn, sinh thái, nghỉ dưỡng, homestay được cắm tràn lan, công khai để có thể thu hút khách. Thậm chí còn đề rõ cả số điện thoại trên biển để khách hàng dễ liên lạc. Muốn vào những khu vực trên để có thể nghỉ dưỡng, vui chơi thì con đường dễ dàng, sạch đẹp nhất là đi qua Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội.
Đi qua Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội tầm 2km, nơi đây là thiên đường của những hoạt động nghỉ dưỡng kết hợp sinh thái. Theo như lời quảng cáo hoa mỹ trên các trang facebook, thì những khu dịch vụ này có những mái nhà đẹp nằm dưới tán rừng thông xanh mát. Nhiều khu dịch vụ có thể kể đến như: The Choai Villa Sóc Sơn, The Homie Sóc Sơn, The Moonlight Sóc Sơn, Khu sinh thái Thiên Phú Lâm – Sóc Sơn, Nhà bên rừng U-LESA, Trà hoa viên Sóc Sơn... Đó là chưa kể đến hàng chục khu nhà vườn sang trọng được xây dựng nằm ven rừng phòng hộ thuộc thôn Lâm Trường.
Bên trong những khu dịch vụ là hàng loạt các tiện ích với nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ dưỡng, bể bơi... được xây dựng theo những hoạt cảnh của những câu chuyện cổ tích mang phong cách Châu Âu như: The Choai Villa Sóc Sơn, The Homie Sóc Sơn, The Moonlight Sóc Sơn... Hay những không gian thư giãn đậm chất Châu Á: Trà hoa viên Sóc Sơn…
Bên cạnh những khu homestay đã được hoàn thiện thì hoạt động xây dựng ở đây vẫn diễn ra rầm rộ. Những khoảnh đất ven rừng, trên sườn đồi trước đó là những cây thông thì nay đã được san ủi, đào lấp và thay vào đó là những ô đất trống được tạo mặt bằng, căng dây chuẩn bị xây dựng. Trên cao hơn, những con đường đất được máy xúc, máy ủi đào bới, mở lối để phục vụ thi công xây dựng, đất đá, cát sỏi, sắt thép và lán trại công nhân xây dựng được dựng ngay trên đất rừng.
Biệt thự nghỉ dưỡng nằm xen rừng thông
Theo ông Lê Văn Sơn – Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội: Toàn bộ khu vực thôn Lâm Trường có diện tích rừng phòng hộ khoảng hơn 100ha, chưa có bất kỳ khu dịch vụ nào được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Tất cả đều là tự phát, bởi đã là rừng phòng hộ thì không thể xây dựng nhiều công trình trên đó được.
Như vậy, huyện Sóc Sơn không được hưởng lợi gì từ những khu dịch vụ trên, trái lại còn xảy ra nhiều bất cập về quản lý bảo vệ rừng, nguy cơ gây cháy rừng, gây mất an ninh trật tự từ hoạt động kinh doanh trái phép này là rất cao. Ông Sơn còn cho biết thêm, khu hồ Hàm Lợn (huyện Sóc Sơn) đã từng xảy ra vụ đuối nước thương tâm, nguyên nhân là không có sự quản lý tốt từ chính quyền địa phương.
Cổng của một căn biệt thự được xây dựng trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn, được xếp vào loại khủng tại xã Minh Phú
Nhiều năm qua, UBND xã Minh Phú, Thanh tra xây dựng đã làm gì để ngăn chặn việc rừng phòng hộ bị xâm hại. Câu trả lời chúng tôi nhận được: “Chúng tôi đã tiến hành lập biên bản những hành vi vi phạm trên. Không để phát sinh xây dựng công trình mới!
Ông Nguyễn Văn Hân – Chủ tịch UBND xã Minh Phú, thừa nhận tất cả hoạt động xây dựng của các khu dịch vụ đều là trái phép, có sai phạm. Ông Hân cũng không quên “đổ lỗi” cho những vi phạm trên là tồn tại từ trước. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề cập tới một loạt các khu dịch vụ đang tiến hành xây dựng, san gạt đất rừng thì ông Hân nói: Cái này mong anh em chia sẻ! Anh đã chỉ đạo công an xã, thanh tra xây dựng vào kiểm tra và lập biên bản, tuyệt đối không để phát sinh sai phạm xây dựng mới. Sau đó, phóng viên đề nghị UBND xã Minh Phú cung cấp hồ sơ liên quan vụ việc trên, nhưng vị Chủ tịch lấy nhiều lý do và không cung cấp.
Nguyên vật liệu và mặt bằng "sạch" được tập kết trong rừng phòng hộ để chuẩn bị xây dựng các công trình nghỉ dưỡng, trong khi chính quyền địa phương một mực khẳng định: "Hiện trạng được giữ nguyên và không phát sinh xây dựng mới"?
Thiết nghĩ, UBND TP. Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Sở TN&MT cần sớm vào cuộc thanh kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm những vi phạm trên.
(TN&MT) - Như báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh về tình trạng hàng loạt công trình xây dựng hoành tráng đang xâm phạm quy hoạch rừng phòng hộ tại thôn...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
Trong khuôn khổ Hội nghị về nước của Liên Hợp Quốc năm 2023, ngày 23/3 (giờ địa phương), tại New York, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có các cuộc gặp với Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) Qu Dongyu, Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) Natalia Kanem.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương).
(TN&MT) - Phát biểu tại Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Ngày nước thế giới (22/3), Ngày Khí tượng thế giới (23/3) và Chiến dịch giờ trái đất năm 2023, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng với sự chuẩn bị chu đáo của Việt Nam, tất cả đã sẵn sàng và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu ngày một tốt hơn.
Ngày 24/3, tại khu vực Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3 (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023.
(TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát...
Thời gian qua, Luật Khoáng sản đã được cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên – Huế tăng cường phổ biến đến người dân, doanh nghiệp, qua đó giúp người dân có cơ sở phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Tài nguyên nước - Thủy Nguyễn- Ảnh: Nguyễn Tuyến - 17:06 24/03/2023
(TN&MT) - Huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng hôm nay đã có cuộc sống không khác là bao so với đất liền...điều này có được là nhờ những kỹ sư của Trung tâm Quy hoạch điều tra tài nguyên nước Quốc gia 5 năm trước đã đến đây khơi nguồn...
Cùng với duy trì phát huy thế mạnh các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương, thời gian qua huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, đưa nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ vào áp dụng. Qua thực tế những mô hình này...
Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng...
Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây...
TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại,...
(TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà...
(TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua,...
(TN&MT) - Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa công bố báo cáo cho thấy nước có thể khơi mào cuộc chiến, dập tắt lửa và là chìa khóa cho sự sống còn của con người, nhưng việc đảm bảo quyền tiếp cận nước cho tất cả mọi người chủ yếu phụ thuộc vào...
Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo...
(TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao...
(TN&MT) - Với lợi thế mặt nước ở vùng lòng hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện tỉnh Quảng Ngãi xác định bên cạnh việc triển khai các mô hình nuôi cá nước ngọt, nơi đây còn có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái, góp phần tạo việc làm,...
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa xử phạt một cá nhân số tiền 235 triệu đồng do thực hiện tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý.