Nội dung trọng tâm COP24 nhằm tiếp tục thảo luận và dự kiến thông qua Chương trình Nghị sự thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH(PAWP) và thúc đẩy hành động ứng phó và hỗ trợ ứng phó BĐKH.
Trong tuần đầu tiên từ ngày 2 đến 8/12, đoàn Việt Nam đã tham dự nhiều cuộc họp và các phiên thảo luận kỹ thuật. Cụ thể như sau:
* Các phiên họp cấp kỹ thuật được tổ chức vào tuần đầu tiên của Hội nghị
Đến thời điểm hiện tại nội dung PAWP đã rõ ràng, ngắn gọn hơn so với bản tháng 9 năm 2018 sau cuộc họp tại Bangkok, Thái Lan. Để đạt được kết quả này các Đồng Chủ tịch phải tổ chức nhiều đợt tham vấn đối với các quốc gia trong tuần vừa qua.
Tại các phiên họp này, Việt Nam đã nhiều lần nêu ý kiến, khẳng định bản PAWP hiện nay là khá cân bằng và đã phản ánh các vấn đề quan trọng của Thoả thuận Paris. Tuy nhiên, văn bản vẫn còn quá phức tạp và nhiều lựa chọn chưa được rõ ràng để có thể trình Hội nghị cấp cao xem xét quyết định. Việt Nam đề nghị các Đồng Chủ trì cần đưa ra văn bản mới ngắn gọn và rõ ràng hơn nhưng cần bảo đảm được ba nguyên tắc, đó là: cân bằng nội dung và mức độ chi tiết của mỗi nội dung; cần bao gồm các nội dung quan trọng như tài chính, thích ứng biến đổi khí hậu, tổn thất thiệt hại, chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực,giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và minh bạch trong ứng phó và hỗ trợ ứng phó cần và nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và phụ thuộc điều kiện cụ thể của các quốc gia (CBDR-RC) phải được thể hiện rõ tại mỗi nội dung của PAWP.
* Một số nội dung được thảo luận trong khuôn khổ Ban bổ trợ thực hiện (SBI49) và cuộc họp ban bổ trợ khoa học công nghệ (SBSTA49)
Về Phát triển và chuyển giao công nghệ: Phạm vi và phương thức đánh giá định kỳ Cơ chế công nghệ liên quan đến việc hỗ trợ thực hiện Thỏa thuận Paris: xem xét phương pháp đánh giá, theo dõi các khoản hỗ trợ, bao gồm vốn đối ứng và tính phù hợp của Cơ chế công nghệ. Các quốc gia phát triển đánh giá cao việc các quốc gia đang phát triển có đóng góp vốn đối ứng trong các hoạt động. Các quốc gia đang phát triển đồng ý với việc đóng góp vốn đối ứng tuy nhiên nhấn mạnh các cam kết của quốc gia phát triển thuộc khuôn khổ Thỏa thuận Paris.
Về khung thời gian chung: SBI đã thông qua tổng thể phụ lục và có các quan điểm khác nhau về khung thời gian chung. Một số bên đề nghị khung thời gian chung “do quốc gia xác định”.Vào thời điểm báo cáo quốc gia hoặc BUR hoặc cập nhật NDC, đối với chu kỳcập nhật tiếp theo, các bên đề xuất văn bản được xây dựng theo chu kỳ tính từ năm 2015 theo quyết định từ COP21 tại Paris (1/CP.21). Các bên cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thống nhất khung thời giantheo nguyên tắc chỉ áp dụng cho năm mục tiêu của NDC.
Về cơ quan đăng ký được đề cập trong Thỏa thuận 4.12 (NDC): Các bên chia sẻ quan điểm về phụ lục. Các bên đã phân tích các lựa chọn trong văn bản quyết định về việc xóa chức năng tìm kiếm khỏi hệ thống đăng ký.Các bên có nhiều quan điểm khác nhau về việc có hai cơ quan đăng ký. Một nhóm nước đang phát triển yêu cầu tổ chức một cuộc họp chung tại SBI 49 về hệ thống đăng ký NDC.Một số bên nêu lo ngại rằng các lựa chọn của họ từ cuộc họp tại Bangkok không được phản ánh trong phụ lục, bao gồm hệ thống đăng ký về thích ứng có liên kết và một đăng ký duy nhất với hai hạng mục.Các bên nhất trí ủy quyền cho các điều phối viên phải bổ sung văn bản, sau đó được xem xét trong các cuộc tham vấn không chính thức tiếp theo.
- Về Tài chính khí hậu: Thông tin được cung cấp theo Điều 9.5 (minh bạch tài chính): Các bên đã chia sẻ quan điểm về phụ lục, xác định các yếu tố còn thiếu và đề xuất hợp lý hóa. Các bên không đồng ý về ngôn ngữ đề cập đến các bên cần cung cấp thông tin. Một nhóm nước đang phát triểncho rằng Điều 9.5 chỉ đề cập đến thông tin được cung cấp bởi các nước phát triển. Một số nước phát triển cho rằng ngôn ngữ trong Điều 9.5 khuyến khích “các bên khác” cung cấp tài nguyên và thông tin.Các bên không đồng ý về các lựa chọn đề cập đến tính đầy đủhoặc kết quả của các phương thứcvà thông tin được cung cấp. Một số bên tuyên bố rằng họ không có nhiệm vụ thảo luận về các lựa chọn khác ngoài lựa chọn ưu tiên của họ, sau đó đồng ý nâng cao vấn đề lên cấp lãnh đạo cấp đoàn. Các đồng điều phối viên sẽ chuyển yêu cầu này đến Chủ tịch SBI và sẽ phản ánh quan điểm của các bên trong lần đệ trình văn bảntiếp theo.
Bên lề Hội nghị COP24, Đại diện đoàn Việt Nam đã có cuộc họp với Đoàn đại biểu Đức, Ấn Độ, Mexico, Nam Phi tham dự Hội nghị COP 24 về đồng lợi ích. Mục đích của cuộc họp nhằm thảo luận về các ưu tiên chiến lược của các nước, các thức để kết nối các đồng lợi ích vào NDC trong ngắn hạn và dài hạn; làm thế nào để lồng ghép được nội dung này vào các dự thảo đàm phán và liên kết với các nhóm thực hiện. Đại diện Đoàn Việt Nam cho biết Việt Nam khởi động rà soát và cập nhật NDC với hai phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam nhận thấy thiếu sự liên kết giữa hai hợp phần và mong muốn tăng cường các biên pháp và đang đánh giá tác động tổng hợp và đồng lợi ích của các biện pháp được lựa chọn để nộp UNFCCC vào năm 2019.
- Về vấn đề nông nghiệp được thảo luận rất nhiều tại các phiên họp chính thức và không chính thức của SBSTA/SBI.
Nhóm Nông nghiệp (KJWA) đang dự thảo để trình COP 24 xem xét, gồm những nội dung chính sau:SBSTA/SBI đánh giá cao các hoạt động và việc chia sẻ thông tin giữa các Cơ quan thuộc Công ước (Constituted Bodies) và các Bên tham gia tại Hội thảo về chủ đề liên quan đến nông nghiệp; Các Bên yêu cầu Ban Thư ký hệ thống lại các hoạt động của các Cơ quan thuộc Công ước và các cơ chế tài chính (GEF, GCF, Quỹ thích ứng, LDCF, SCCF) làm cơ sở cho việc triển khai các giải pháp đã được xác định tại 5 Hội thảo kỹ thuật trước đây. Nội dung này sẽ được tiếp tục xem xét tại SBSTA/SBI 50; SBI / SBSTA khuyến khích các Cơ quan thuộc Công ước và các cơ chế tài chính (GEF, GCF, Quỹ thích ứng, LDCF, SCCF) tiếp tục tham gia các hoạt động/Hội thảo sắp tới trong khuôn khổ Khung hợp tác Kronivia về nông nghiệp KJWA theo lộ trình được xác định trong Phụ lục Quyết định 4 / CP.23. Tiến trình này đang được các bên tiếp tục thảo luận và dự kiến sẽ hoàn thành trong ngày 7/12.
* Về Đối thoại Talanoa (còn được gọi là Đối thoại đánh giá nỗ lực toàn cầu)
Các Bên chào mừng thiết kế Đối thoại Talanoa. Theo đó nội dung Đối thoại xoay quanh việc trả lời 3 câu hỏi: chúng ta đang ở đâu; chúng ta sẽ đi đâu; và làm thế nào để chúng ta tới được đích. Mục tiêu của Đối thoại là hướng tới xác định rõ những thiếu hụt về nỗ lực giảm nhẹ trước và sau 2020; thiếu hụt về tài chính, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực cho các nước ứng phó với BĐKH. Thời gian Đối thoại diễn ra tại các kỳ họp các Bên trong năm 2018 và kết thúc tại COP24. Hình thức đối thoại là mở, với sự tham gia của tất cả các Bên, do các Bên chủ động.
Ngày 21 tháng 21 năm 2018, Ban Thư ký UNFCCC đã gửi đầu mối quốc gia báo cáo tổng hợp Đối thoại Talanoa. Tại phiên họp COP 24, phiên họp tổng kết Đối thoại Talanoa giai đoạn chuẩn bị đã diễn ra. Theo báo cáo tổng hợp, Đối thoại Talanoa có sự tham gia của nhiều bên có liên quan và có 305 “câu truyện” đã được trình bày tại phiên Talanoa được tổ chức vào tháng 05 năm 2018. Việt Nam cũng đã tham gia giai đoạn chuẩn bị. Quan điểm của các Bên về kết quả Đối thoại Talanoa tại COP24 cũng khác nhau. Maldives đại diện cho các quốc gia đảo nhỏ kêu gọi cần có quyết định và tuyên bố chính trị nhằm tăng cường kỳ vọng đối với rà soát, cập nhật NDC vào năm 2020.
Trong khi đó, EU mong muốn kết quả của Đối thoại cần có các cam kết chính trị để rà soát lại sự phù hợp, xem xét sự cần thiết tăng cường kỳ vọng. Botswana, đại diện cho các nước Châu Phi gợi ý kết luận cần kêu gọi tăng cường kỳ vọng. Nauy đề xuất các tiến trình cần thực hiện sau COP 24. Ấn Độ đề nghị Ngài Chủ tịch cung cấp bản tóm tắt về thảo luận cấp Bộ trưởng. Nghiều nước (trong đó có Trung Quốc) muốn dừng đối thoại ở đây và ghi nhận nỗ lực của Fiji và Báo cáo về Talanoa do Ban Thư ký chuẩn bị. Nhiều nước cho rằng cần có quyết định của COP24 về sử dụng kết quả của Đối thoại Talanoa để thúc đẩy tiến trình rà soát, cập nhật NDC.
Trong cuộc họp này, Việt Nam đã phát biểu đánh giá cao nỗ lực của Fiji và việc tổ chức Đối thoại Talanoa; Đề nghị COP24 ghi nhận báo cáo Talanoa, kêu gọi các quốc gia, tuỳ điều kiện cụ thể, tiến hành rà sót, cập nhật NDC theo quy định tại đoạn 24 quyết định số 1/CP-21. Nêu rõ Việt Nam đã nỗ lực thực hiện rà soát cập nhật NDC của mình theo đúng quyết định của COP21 và sẽ hoàn thành vào 2019. Tại phiên họp toàn thể sáng 6/12 (có sự tham dự của báo chí, các cơ quan khác), đại diện Việt Nam đã khẳng định lại tuyên bố này trước toàn thể Hội nghị.
* Tham vấn về báo cáo 1,5 độ C
Các quốc gia đều bày tỏ đánh giá cao nội dung khoa học của Báo cáo, coi đây là đầu vào quan trọng để tham khảo. Theo đó để đạt mục tiêu 1.5 độ C vào cuối thế kỷ, thì cần phải cắt giảm phát thải ngay từ bây giờ và cho đến 2030, phải cắt giảm ít nhất 50% so với mức phát thải hiện tại. Tuy nhiên nhiều nước thể hiện về tính khả thi của nỗ lực này. Các nước đồng ý sẽ đưa vào một nội dung kết quả của COP24 là ghi nhận báo cáo 1.5o C của IPCC, kêu gọi các nước nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu.