(TN&MT) - Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm trưởng đoàn vừa làm việc với UBND tỉnh Thái Bình về kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ. Trong đó có các giải pháp thực hiện tập trung đất đai tăng quy mô sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa lớn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nâng cao năng suất lao động.
Tỉnh Thái Bình hiện có gần 15.000 ha đất nông nghiệp tập trung. Trong đó, hơn 5.000 ha theo hình thức thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và gần 10.000 ha theo hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ. Bên cạnh thuận lợi trong tập trung đất đai, có những khó khăn, vướng mắc. Khung pháp lý còn nhiều bất cập. Với đất công ích, UBND cấp xã chỉ được cho thuê tối đa 5 năm; đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; chỉ cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp đối với các hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã phường…
Trong khi đất nông nghiệp chiếm đa số, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác rất chặt chẽ, rất khó. Mục tiêu đến hết năm 2020 nâng tổng diện tích ruộng đất tập trung, tích tụ theo hình thức thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất lên khoảng 12.000ha; hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản khoảng 15.000ha phục vụ các dự án đầu tư vào sản xuất nông nghiệp tập trung. Để thực hiện được mục tiêu này, Sở tỉnh Thái Bình đề nghị trung ương cho tiến hành nghiên cứu thử nghiệm mô hình các tổ chức quản lý quỹ đất như “ngân hàng đất”, xây dựng chiến lược, chương trình cụ thể xử lý căn bản vấn đề thu hút lao động nông thôn sang thị trường lao động phi nông nghiệp một cách chính thức.Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình ngày 8/4/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Trong khi các địa phương đang lúng túng với việc mở rộng hạn điền thì tỉnh Thái Bình đã có cách làm mới: chính quyền đã đứng ra ký hợp đồng với người dân rồi cho doanh nghiệp thuê đất để đầu tư sản xuất nông nghiệp với thời gian từ 20 năm trở lên. Cơ chế này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phát triển cánh đồng mẫu lớn; tạo đột phá cho sự ra đời của thị trường thứ cấp về đất nông nghiệp gắn với việc bảo đảm lợi ích ổn định của người nông dân. Đây là cách làm sáng tạo cần được nghiên cứu, nhân rộng trên quy mô cả nước.
Tổ công tác ghi nhận các kiến nghị của tỉnh và các ý kiến tại buổi kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tại phiên họp Chính phủ sắp tới. VPCP sẽ sớm trình Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm tập trung, tích tụ đất đai phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung tại Thái Bình tới năm 2020. Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai cho phù hợp… Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị Thái Bình thực hiện quyết liệt chủ trương thí điểm tích tụ đất đai để phát triển nông nghiệp. Các doanh nghiệp vào cuộc khẩn trương giúp Thái Bình, cũng là giúp cho Chính phủ, để cuối năm nay có sản phẩm bán ra thị trường. Các doanh nghiệp không để đất hoang, không để ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân, đất giao tới đâu làm tới đó. Thái Bình thành công sẽ là mô hình cho cả nước. Đồng thời, Tổ công tác truyền đạt ý kiến của Thủ tướng đề nghị tỉnh Thái Bình quan tâm một số vấn đề, xây dựng phương án tăng trưởng năm 2018 trong từng lĩnh vực, từng quý, như công nghiệp tăng trưởng nhờ dự án, sản phẩm mới nào. Ccải thiện môi trường kinh doanh. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh hơn, hiện cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ chuyển đổi chậm, chưa có sản phẩm, doanh nghiệp đầu đàn. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giải ngân vốn đầu tư công và sớm khởi công tuyến đường ven biển qua địa bàn...
Tỉnh Thái Bình hiện có gần 15.000 ha đất nông nghiệp tập trung. Trong đó, hơn 5.000 ha theo hình thức thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và gần 10.000 ha theo hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ. Bên cạnh thuận lợi trong tập trung đất đai, có những khó khăn, vướng mắc. Khung pháp lý còn nhiều bất cập. Với đất công ích, UBND cấp xã chỉ được cho thuê tối đa 5 năm; đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; chỉ cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp đối với các hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã phường…
Trong khi đất nông nghiệp chiếm đa số, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác rất chặt chẽ, rất khó. Mục tiêu đến hết năm 2020 nâng tổng diện tích ruộng đất tập trung, tích tụ theo hình thức thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất lên khoảng 12.000ha; hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản khoảng 15.000ha phục vụ các dự án đầu tư vào sản xuất nông nghiệp tập trung. Để thực hiện được mục tiêu này, Sở tỉnh Thái Bình đề nghị trung ương cho tiến hành nghiên cứu thử nghiệm mô hình các tổ chức quản lý quỹ đất như “ngân hàng đất”, xây dựng chiến lược, chương trình cụ thể xử lý căn bản vấn đề thu hút lao động nông thôn sang thị trường lao động phi nông nghiệp một cách chính thức.Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình ngày 8/4/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Trong khi các địa phương đang lúng túng với việc mở rộng hạn điền thì tỉnh Thái Bình đã có cách làm mới: chính quyền đã đứng ra ký hợp đồng với người dân rồi cho doanh nghiệp thuê đất để đầu tư sản xuất nông nghiệp với thời gian từ 20 năm trở lên. Cơ chế này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phát triển cánh đồng mẫu lớn; tạo đột phá cho sự ra đời của thị trường thứ cấp về đất nông nghiệp gắn với việc bảo đảm lợi ích ổn định của người nông dân. Đây là cách làm sáng tạo cần được nghiên cứu, nhân rộng trên quy mô cả nước.
Tổ công tác ghi nhận các kiến nghị của tỉnh và các ý kiến tại buổi kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tại phiên họp Chính phủ sắp tới. VPCP sẽ sớm trình Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm tập trung, tích tụ đất đai phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung tại Thái Bình tới năm 2020. Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai cho phù hợp… Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị Thái Bình thực hiện quyết liệt chủ trương thí điểm tích tụ đất đai để phát triển nông nghiệp. Các doanh nghiệp vào cuộc khẩn trương giúp Thái Bình, cũng là giúp cho Chính phủ, để cuối năm nay có sản phẩm bán ra thị trường. Các doanh nghiệp không để đất hoang, không để ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân, đất giao tới đâu làm tới đó. Thái Bình thành công sẽ là mô hình cho cả nước. Đồng thời, Tổ công tác truyền đạt ý kiến của Thủ tướng đề nghị tỉnh Thái Bình quan tâm một số vấn đề, xây dựng phương án tăng trưởng năm 2018 trong từng lĩnh vực, từng quý, như công nghiệp tăng trưởng nhờ dự án, sản phẩm mới nào. Ccải thiện môi trường kinh doanh. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh hơn, hiện cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ chuyển đổi chậm, chưa có sản phẩm, doanh nghiệp đầu đàn. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giải ngân vốn đầu tư công và sớm khởi công tuyến đường ven biển qua địa bàn...