Tê giác có thể tuyệt chủng trong 10 năm tới

17/03/2016 00:00

(TN&MT) - Đó là thông điệp được  các chuyên gia Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) mới đưa ra. Theo các chuyên gia, Tê giác châu Phi có thể tuyệt chủng trước năm 2026.

Báo cáo của IUCN cho biết, 150 năm trước loài Tê giác có hơn 1 triệu con bao gồm tê giác đen và tê giác trắng. Tuy nhiên, do nạn săn bắn và buôn bán sừng tê giác bùng phát nên đến năm 1990, số tê giác đã giảm đáng kể, chỉ còn  6.000 tê giác trắng và 2.400 tê giác đen còn lại trong tự nhiên.
Một cặp tê giác đen bị săn trộm sừng ở Nam Phi vào ngày 4/12/ 2015.
Một cặp tê giác đen bị săn trộm sừng ở Nam Phi vào ngày 4/12/ 2015.

 

Số tê giác châu Phi bị giết bởi những kẻ săn trộm đã tăng theo từng năm, kể  từ năm 2009 đến nay  đã có  gần 6.000 con tê giác châu Phi bị đánh bắt trộm.

Theo thống kê mới nhất của IUCN,  có ít nhất 1.338 con tê giác đã bị săn bắn trái phép tại châu Phi trong năm 2015.

Sừng tê giác bị tịch thu bởi một vụ buôn lậu tại Thái Lan vào năm 2014. Ảnh : AP
Sừng tê giác bị tịch thu bởi một vụ buôn lậu tại Thái Lan vào năm 2014. Ảnh : AP

Ông Inger Andersen, Tổng Giám đốc của IUCN, trước thực trạng săn bắn tê giác trái phép, các nước châu Phi đã đưa ra báo động đỏ và tăng cường bảo tồn, bảo vệ loài Tê giác tromg đó đặc biệt có có Kenya và Nam Phi. Tuy nhiên, tình trạng đánh bắt trái phép này không giảm mà xảy ra thường xuyên và ngày càng mạnh tại các địa phương khác như  Namibia và Zimbabwe.

Còn theo ông Craig Bruce, một chuyên gia tê giác tại Hội Động vật học London, với tốc độ săn bắt trái phép như hiện nay, ước tính 10 năm nữa tê giác sẽ bị tuyệt chủng, còn không số còn lại chỉ tồn tại được nếu được bảo vệ trong các trung tâm nuôi dưỡng và được sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng. Đến lúc đó, loài tê giác tự nhiên sẽ không còn tồn tại.

Dự báo của ông Craig Bruce, không phải là sai. Hơn 25 năm trước loài tê giác trắng ở Bắc cực vẫn còn hàng ngàn con, tuy nhiên đến nay loài này chỉ còn lại 3 cá thể, và 3 cá thể này tồn tại được cũng nhờ vào sự chăm sóc, nuôi nhốt chặt chẽ của cơ quan chức năng.

Sở dĩ loài tê giác có nguy cơ tuyệt chủng, vì nhu cầu sử dụng sừng tê giác trên thế giới tăng cao đột biến. Đặc biệt tại  khu vực Đông Nam Á trong đó nhiều nhất vẫn là Trung Quốc, Việt Nam được coi là nơi tiêu thụ sừng tê giác nhiều nhất.

Một con tê giác trắng bị giết để lấy sừng  tại Công viên Kruger, Nam Phi  năm 2014.
Một con tê giác trắng bị giết để lấy sừng tại Công viên Kruger, Nam Phi năm 2014.

Để bảo vệ loài tê giác một cách có hiệu quả, cần có phương pháp bảo vệ đầy đủ, đa chiều, cần sự vào cuộc của các quốc gia, sử dụng nhiều phương pháp, cần kiểm soát chặt chẽ tại các cảng hàng không các nước châu Phi và các nước có mức độ sử dụng sừng tê giác nhiều. Trong đó, cần sự hợp tác của các quốc gia làm thay đổi hành vi sử dụng , tiêu thụ tê giác tại các nước châu Á. Chỉ khi nhu cầu giảm chúng ta sẽ thấy một sự suy giảm trong săn trộm, ông Ginette Hemley, Phó Chủ tịch cấp cao về bảo tồn động vật hoang dã, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới.

Q.Đ theo The Huffington Post/ WWF

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tê giác có thể tuyệt chủng trong 10 năm tới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO