Đó là mục tiêu mà dự án “Truyền thông nâng cao năng lực cho cộng đồng bằng mô hình sử dụng rác tái chế để bảo vệ môi trường, áp dụng thí điểm tại Quận Long Biên, Ba Đình và Hà Đông” do Viện nghiên cứu ứng phó biến đổi khí hậu và môi trường thực hiện đặt ra.
Dự án dựa trên nhu cầu của các gia đình tại đô thị. Các gia đình này thường muốn tự trồng rau để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch song lại không có đất trồng. Họ thường tận dụng các khuôn viên nhỏ trên sân thượng, ban công với các hộp đất giới hạn. Bởi vậy, nếu tái chế rác thành phân vi sinh, người dân sẽ vừa giải quyết được vấn đề rác tồn đọng, vừa tạo ra môi trường trồng rau lý tưởng, đất đai màu mỡ.
Trao đổi với các chuyên gia Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Dự án hướng dẫn người dân sử dụng men vi sinh giúp cho quá trình phân hủy rác hữu cơ làm phân nhanh, không gây ô nhiễm môi trường.
Dự án đã được triển khai thí điểm tại phường Bồ Đề, quận Long Biên với 50 hộ gia đình trong vòng 4 tháng. Đến nay, hầu hết các hộ gia đình tham gia dự án đều ủ thành công phân vi sinh và đưa vào trồng cây.
Dự án thu hút được nhiều người dân quan tâm, vì người dân đều thấy có ý nghĩa, dễ thực hiện. Với những người thực hiện dự án cũng thấy bước đầu có hiệu quả, giúp nhận thức của người dân thay đổi nhằm bảo vệ môi trường.
Chị em phụ nữ là những người quan tâm nhất khi tham gia dự án và đã biết phân loại rác tại các hộ gia đình, biết thu gom rác hữu cơ hạn chế thải ra môi trường.
Dự án với mong muốn tới đây các tổ nhóm trong phường sau khi nâng cao được ý thức việc sử dụng rác hữu cơ làm phân vi sinh có thể tạo ra các thùng chứa rác hữu cơ ở nơi công cộng thu gom lại để cho các hộ có nhu cầu có thể sử dụng, tránh việc thải bỏ ra môi trường. Làm được việc này cần phải sự đồng sức đồng lòng của toàn thể nhân dân và lãnh đạo phường, tổ dân phố.
Đây là một mô hình khá hiệu quả, thu hút được nhiều người dân quan tâm, tác động trực tiếp đến ý thức bảo vệ môi trường, giúp người dân nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.