Soi Sim là hòn đảo nhỏ có diện tích khoảng 8,7ha nằm ở phía tây Vịnh Hạ Long, cách Cảng tàu du lịch Bãi Cháy (TP Hạ Long) khoảng 12km, cách đảo Titop khoảng...
Soi Sim là hòn đảo nhỏ có diện tích khoảng 8,7ha nằm ở phía tây Vịnh Hạ Long, cách Cảng tàu du lịch Bãi Cháy (TP Hạ Long) khoảng 12km, cách đảo Titop khoảng 700m. Đảo là một khu rừng nguyên sinh có cấu tạo địa chất đặc biệt với 2/3 diện tích bao phủ bởi đất feralit và đất phong hóa cùng nhiều loại động, thực vật phong phú, trong đó có nhiều loài cây đặc hữu, có giá trị, đặc trưng của hệ sinh thái Vịnh Hạ Long. Chính vì vậy, thời gian qua công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên đảo được Quảng Ninh đặc biệt quan tâm và xây dựng một khu bảo tồn động, thực vật Vịnh Hạ Long trên đảo Soi Sim.
Cán bộ Ban Quản lý Vịnh Hạ Long tham gia bảo tồn các loài thực vật trên đảo Soi Sim.
Với mục tiêu bảo tồn sự đa dạng sinh học, lưu giữ nguồn gen quý hiếm của các loài đặc hữu, có giá trị và có tên trong Sách đỏ Việt Nam, ngày 19/12/2011 UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu bảo tồn tài nguyên động thực vật Vịnh Hạ Long trên đảo Soi Sim, vịnh Hạ Long; đồng thời giao cho Công ty CP Dịch vụ Vịnh Hạ Long (sau này chuyển cho Công ty TNHH MTV Soi Sim) làm chủ đầu tư. Phạm vi quy hoạch bao gồm diện tích đảo Soi Sim và diện tích mặt nước xung quanh đảo.
Theo đó, các yêu cầu về không gian, kiến trúc xây dựng trên đảo Soi Sim phải hài hòa với cảnh sắc, thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, khuyến khích sử dụng các công trình trống tầng, thấp tầng; không sử dụng giải pháp xây dựng kiên cố bằng vật liệu thông thường. Bên cạnh đó, các công trình cần ứng dụng công nghệ cao, hạn chế tối đa việc san lấp mặt bằng; trong trường hợp cần thiết, phải xử lý bề mặt địa hình để khôi phục trạng thái tự nhiên.
Toàn bộ hệ thống đường dạo trên đảo đều được sử dụng vật liệu gỗ.
Trong dự án điểm nhấn chính của khu bảo tồn là nhà trưng bày trung tâm và các sàn ngắm cảnh được mô phỏng hình bông hoa 9 cánh với 9 chủ đề riêng gồm: Không gian trưng bày các tiêu bản; không gian trưng bày hình ảnh trực tiếp; không gian trưng bày hình ảnh gián tiếp động, thực vật; không gian trưng bày địa chất; trưng bày hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái lịch sử; không gian trưng bày môi trường; không gian trưng bày khí hậu; không gian trưng bày về quá trình hình thành dự án và không gian văn phòng dịch vụ.
Đặc biệt, từ các điểm nhìn trên cao, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát được theo nhiều hướng của di sản Vịnh Hạ Long.
Trong quá trình làm đường dạo, nếu gặp cây đều tránh không làm tổn hại đến hệ sinh thái trên đảo.
Dự án đã được UBND tỉnh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục Di sản Văn hóa; Unesco và đã được các đơn vị có văn bản thỏa thuận đồng ý nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu bảo tồn động, thực vật Vịnh Hạ Long tại đảo Soi Sim.
Theo chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Soi Sim, đảo Soi Sim nằm trong vùng lõi của di sản nên các công trình kiến trúc được xây dựng ở trên đảo đều phải đảm bảo hài hoà với cảnh quan tự nhiên, sự thân thiện với môi trường. Các khu tài nguyên rừng trên đảo và toàn bộ các khu hệ thực vật, quần thể động, thực vật hoang dã trên cạn, dưới nước của đảo Soi Sim đều được bảo vệ nghiêm ngặt.
Phối cảnh tổng thể nhà trưng bày trung tâm (Khu bảo tồn động, thực vật Vịnh Hạ Long trên đảo Soi Sim).
Mục sở thị khu bảo tồn cho thấy, cơ sở hạ tầng ở đây đang được triển khai song vẫn tôn trọng tính nguyên trạng của môi trường cũng như cảnh quan, đa dạng sinh học vốn có của đảo. Với quan điểm là trồng thêm chứ không bỏ bớt, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Soi Sim khẳng định, trong quá trình thực hiện dự án công ty đều tuân thủ đúng quy hoạch được phê duyệt và các quy định nghiêm ngặt về bảo tồn Vịnh Hạ Long.
Đến thời điểm hiện tại các tuyến đường dạo trên đảo đã đạt khoảng 70% khối lượng, trước đây tuyến đường này đều là bê tông nhưng hiện chủ đầu tư đã thay toàn bộ bằng gỗ - vật liệu thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, để tránh tổn hại cho đảo, khu nhà trưng bày trung tâm được chủ đầu ưu tiên sử dụng vật liệu công nghệ cao (khung kết cấu thép, vật liệu bao là tấm nhựa thông minh polycacbonate và vải kim loại).
Trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư đã bám sát nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu bảo tồn động, thực vật Vịnh Hạ Long trên đảo Soi Sim dưới sự giám sát phối hợp của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và các chuyên gia Đức, Nhật Bản; đặc biệt là quan tâm hệ thống xử lý nước thải trên đảo đảm bảo sau khi thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn loại A.
Từ các điểm nhìn trên cao của đảo Soi Sim, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát được theo nhiều hướng của di sản Vịnh Hạ Long.
Có thể thấy những phần việc mà chủ đầu tư đang triển khai không chỉ góp phần bảo tồn động, thực vật và lưu giữ nguồn gen quý hiếm của các loài đặc hữu có giá trị, đặc trưng của các hệ sinh thái Vịnh Hạ Long mà Khu bảo tồn động, thực vật này cũng hứa hẹn sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn thu hút khách tham quan, góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững của di sản. Qua đó, đẩy mạnh việc tuyên truyền giá trị đa dạng sinh học, giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao giá trị, quảng bá hình ảnh tươi đẹp của di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đến bạn bè trong nước và quốc tế.
(TN&MT) - Vừa qua, tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Diễn đàn quốc tế “Phát triển kinh tế - du lịch xanh bền vững 2018”. Diễn đàn là sự kiện...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
(TN&MT) -Tại Hội nghị của Liên hợp quốc rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu trong thập kỷ hành động “Nước vì sự phát triển bền vững” giai đoạn 2018-2022 diễn ra từ 22-24/3 tại New York (Mỹ), Đoàn công tác của Bộ TN&MT đã có nhiều hoạt động gặp gỡ song phương các đối tác nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quản lý nước thời gian tới.
Trong khuôn khổ Hội nghị về nước của Liên Hợp Quốc năm 2023, ngày 23/3 (giờ địa phương), tại New York, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có các cuộc gặp với Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) Qu Dongyu, Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) Natalia Kanem.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương).
Sáng 26/3/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác Trung ương dâng hương, hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và thăm khu di tích trường Dục Thanh, nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ...
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày hôm nay 27/3 tại các tỉnh, thành khu vực Bắc Bộ nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng...
Để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng bào công giáo Mông tại Mường Hoa, Sa Pa (Lào Cai) đã tăng cường công tác bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước để cùng chung tay bảo vệ nguồn nước.
(TN&MT) - Giải Vô địch Quốc gia marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 64 - năm 2023 (Tiền Phong Marathon 2023) được tổ chức tại tỉnh Lai Châu, với sự tham dự của 4.000 vận động viên (VĐV). Các VĐV tranh tài ở 4 cự ly thi đấu:...
Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam, Giám đốc Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được bầu làm Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế nhiệm kỳ 2022 - 2025.
(TN&MT) - Theo quan điểm Phật giáo, những người phát tâm đi trên lộ trình giải thoát giác ngộ với Đức Phật phải thực hiện tâm từ bi. Theo đó, chẳng những không được sát hại, mà phải tôn trọng sự sống của loài người, loài vật, cho đến...
(TN&MT) - Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp khu vực Tây Bắc đã chủ động, sáng tạo, quyết liệt thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về...
Việc hưởng ứng nhằm kêu gọi người dân và du khách đến Huế cùng xây dựng thói quen tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thông qua việc lan tỏa thông điệp và tăng cường nhân rộng thói quen sống xanh, giảm sử dụng đồ nhựa dùng một...
(TN&MT) - Tối 25/3, tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái (Yên Bái) Tỉnh đoàn Yên Bái, Sở Công thương và Công ty Điện lực Yên Bái đã phối hợp tổ chức Chương trình Hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2023. Trong một giờ đồng hồ tắt đèn và các thiết...
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 26/3, Hà Nội có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ.
(TN&MT) - Ngày 24/3, sau 3 ngày làm việc, Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc đã khép lại với việc thông qua Chương trình nghị sự về nước. Đây là một kế hoạch hành động “cột mốc” bao gồm gần 700 cam kết nhằm bảo vệ lợi ích chung...
Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Thuận, chiều 25/3/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác Trung ương đến thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn tên lửa bờ 681, Quân chủng Hải Quân.
Môi trường - Tuyết Trang- Lê Đồng - 18:03 25/03/2023
Sáng 25/3, tại khu phố Yên Vực, phường Tào Xuyên, UBND TP Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức “Lễ thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên...
Sắp tới giờ “G” hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023, người dân cả nước đang chờ đến 20h30 (1 tiếng đồng hồ), thứ 7, ngày 25/3/2023, để được góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến dịch này, năm nay Giờ Trái đất với thông điệp: "Tiết kiệm...
Chiều 25/3, trong chương trình làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng cầu qua cửa biển Thuận An và dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh.