Hiện nay, ở nhiều khu vực nông thôn chúng ta đều dễ dàng bắt gặp những bãi rác tồn tại lâu ngày, không được thu gom, xử lý. Rác đổ đống ngập đường làng, ngõ xóm , lấn chiếm lòng đường, tràn xuống kênh mương….
Lượng rác thải nhiều, không được xử lý triệt để, lưu cữu lâu ngày gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới cuộc sống của chính người dân xung quanh ( hình ảnh được chụp tại bãi rác thuộc đia phận xã Hưng Đạo-huyện Tiên Lữ-tỉnh Hưng Yên) |
Ông Nguyễn Văn Khương (người dân xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ-tỉnh Hưng Yên) cho biết, bãi rác đã tồn tại khoảng 2 năm nay, ban đầu chỉ là một vài đống nhỏ ở lề đường, sau trở thành điểm tập kết của thôn Dung (xã Hưng Đạo) và người dân thôn Ngọc Trúc (xã Minh Hoàng-huyện Tiên Lữ). “Đủ các loại rác thải được đổ về đây, nhiều khi có cả xác động vật gây mùi hôi thối.”
Kênh tưới,tiêu đoạn qua xã Minh Hoàng (huyện Phù Cừ-tỉnh Hưng Yên) bị ô nhiễm bởi các loại rác thải, lòng kênh lâu ngày không được dọn dẹp gây cản trở dòng chảy, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. |
Các loại rác được người dân vô tư đổ ra mương qua xã Toàn Thắng (huyện Kim Động-tỉnh Hưng Yên) |
Việc thu gom, xử lý rác thải tại khu vực nông thôn còn tồn tại nhiều hạn chế. Phần lớn người dân đều có thói quen “tiện đâu vứt đó”. Một số nơi, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các hợp tác xã, đội đảm nhiệm việc thu gom với chi phí thỏa thuận cùng người dân . Tuy nhiên, việc thu gom rác chỉ dừng lại tại điểm trung chuyển, tập kết rác mà chưa có hoạt động phân loại rác và tái chế.
Một trong những phương pháp hiệu quả đó là xây dựng các thùng chứa rác trên các cánh đồng để hạn chế việc người dân vứt rác bừa bãi trên sông, kênh… |
Để đảm bảo việc xử lý rác thải đạt hiệu quả cao nhất, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh; đồng thời nhân rộng những mô hình tốt trong việc thu gom xử lý rác thải.
Theo Xây Dựng