Quản lý môi truờng trong phát triển công nghiệp: Không thể chậm trễ

21/03/2017 00:00

(TN&MT) - Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm  với tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP chiếm 42 - 43%. Song để thực hiện được mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường một cách bền vững thì cần phải đưa ra nhiều giải pháp nhằm đáp ứng nhiều bức thiết trong tình hình mới.

Áp lực ngày càng gia tăng

Theo Quyết định số 880/QĐ-TTg này 09/6/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt đã đề ra một số mục tiêu như tỷ lệ phát thải khí nhà kính ngành công nghiệp gia tăng bình quân trong khoảng từ 4 - 4,5%/năm.  Tăng trưởng giá trị sản xuất một số ngành công nghiệp như cơ khí - luyện kim giai đoạn đến năm 2020 đạt 15 - 16%; giai đoạn đến năm 2030 đạt 14 - 15%....Với những mục tiêu này theo nhiều chuyên gia thì việc gia tăng nhanh lưu lượng nước thải tại các khu công nghiệp (KCN) là điều không dễ tránh khỏi. Theo thống kê của Bộ TN&MT thì  hiện nay lưu lượng nước thải phát sinh tại 209 KCN có tổng diện tích 54,060 ha nếu được lấp đầy sẽ là 600.000 m3/ngày.đêm thì hệ số phát sinh nước thải khoảng 11,1 m3/ha /ngày.đêm (thấp hơn nhiều so với hệ số do JICA ước tính là 64 m3/ha /ngày.đêm). Các dự báo chỉ ra rằng nếu theo tốc độ tăng trưởng công nghiệp 7%/năm thì đến năm 2020 lưu lượng nước thải từ các KCN là 900.000 m3/ngày.đêm, tăng hơn năm 2014 1,5 lần. Nếu theo hệ số JICA thì tổng lưu lượng nước thải còn có thể đến 5,13 triệu m3/ngày.đêm. Số liệu này chưa kể nước thải từ các CCN và các cơ sở nằm ngoài KCN, CCN nhất là từ các mỏ khoáng sản (khai thác than, dầu,  bauxit, titan, wolfram, chì, kẽm..) còn lớn hơn nhiều so với lưu lượng nước thải từ các KCN.

Xỉ thải và nước thải tại Công ty TNHH Hóa chất Đức Giang (Lào Cai)
Xỉ thải và nước thải tại Công ty Cổ phần  Hóa chất Đức Giang (Lào Cai)

Cùng với việc gia tăng lưu lượng nước thải thì áp lực từ việc tăng nhanh khối lượng CTR công nghiệp, CTR nguy hại cũng đang là mối lo ngại. Thống kê của Bộ TN&MT cho thấy, năm 2011 mỗi ngày các KCN nước ta thải ra khoảng 8000 tấn chất thải rắn (CTR), tương đương khoảng ba triệu tấn một năm. Tuy nhiên, lượng CTR đang tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN, nếu như tính trung bình cả nước, năm 2005 - 2006, một ha diện tích đất cho thuê phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm, thì đến năm 2008 - 2009, con số này đã tăng lên 204 tấn/năm (tăng 50%). Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích đã phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát thải cao và quy mô ngày càng lớn tại các khu công nghiệp và dự báo tổng phát thải CTR từ các KCN năm 2015 sẽ vào khoảng 6 đến 7,5 triệu tấn/năm và đến năm 2020 đạt từ 9 đến 13,5 triệu tấn/năm, cao hơn hiện nay 1,8 lần.

Ngoài ra, theo nhiều tài liệu, trong CTR công nghiệp lượng CTR nguy hại chiếm tỷ lệ đến 20 - 30 % (tỷ lệ này ở Thái Nguyên là 26,6%) . Do vậy ảnh hưởng của CTR công nhiệp và khai thác khoáng sản đến sức khỏa, cảnh quan và các hệ sinh thái tự nhiên sẽ là nghiêm trọng nếu công tác kiểm soát loại chất thải này kém hiệu quả.

Đối với khí thải công nghiệp, các chuyên gia cũng cảnh báo với tốc độ tăng trưởng công nghiệp 7%/năm và tốc độ gia tăng khí nhà kính 5% /năm thì đến năm 2020 tổng lưu lượng khí thải cũng sẽ tăng khoảng 1,5 lần so với hiện nay.

Cần những giải pháp cấp bách

Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp không thể thực hiện có tính tự phát mà tùy thuộc rất lớn vào nhận thức, năng lực của chủ doanh nghiệp, cơ quan quản lý môi trường. Chính vì vậy, theo PGS. TS Lê Trình thuộc Viện Khoa học quản lý môi trường và Phát triển cho rằng việc kiểm soát ô nhiễm công nghiệp cần có mục tiêu, định hướng, tuân thủ theo các quy định pháp luật.  Để đảm bảo ô nhiễm công nghiệp trên địa bàn toàn quốc có thể được khống chế việc xây dựng, ban hành và triển khai “Chiến lược kiểm soát ô nhiễm môi trường công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” là cần thiết cấp bách. Chiến lược này không tách rời các quan điểm, mục tiêu chung và giải pháp lớn trong “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012. Chiến lược kiểm soát ô nhiễm môi trường công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” cần ngắn gọn, thực chất, nêu rõ các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, các nội dung chủ yếu và các giải pháp cụ thể.

Nhà mý Gang thép Lào Cai gây ô nhiễm
Nhà máy Gang thép Lào Cai  tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm (báo Lào Cai)

Chia sẻ quan điểm này theo nhiều ý kiến của các chuyên gia phát biểu trong Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 4 cho rằng kiểm sóa ô nhiễm công nghiệp là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, cần có quyết tâm cao, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp, khai thác khoáng sản; đòi hỏi tập trung các nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp là chính, nhằm thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Việc bảo vệ môi trường cần lấy phòng ngừa, ngăn chặn suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường là chính, kết hợp xử lý khắc phục những điểm nóng về ô nhiễm. Tất cả các cơ sở sản xuất mới bắt đầu hoạt động phải áp dụng công nghệ sạch hoặc phải dùng các công nghệ bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường. Các cơ sở sản xuất đã hoạt động phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu chất thải, tiết kiệm nguyên, vật liệu, năng lượng như cải tiến công nghệ sản xuất, sản xuất sạch hơn...

Đồng thời cũng phải ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường các khu vực bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp. Việc thực hiện các chương trình, các dự án kiểm sóat ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi nguồn ngân sách lớn. Để đảm bảo nguồn ngân sách này các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tự đảm bảo kinh phí thiết kế, lắp đặt, vận hành và quản lý các hệ thống xử lý ô nhiễm.

Thái Bình

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quản lý môi truờng trong phát triển công nghiệp: Không thể chậm trễ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO