Phú Yên: Doanh nghiệp cùng dân thi nhau hút cát dưới sông Cái

14/03/2019 19:18

(TN&MT) - Sông Cái qua địa phận hai xã An Định, An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên phải gồng gánh hai mỏ cát khai thác bằng ghe máy hút cát nhiều năm qua của hai doanh nghiệp Hoàng Dương và Bảo Hiệp. Không chỉ có doanh nghiệp mà người dân sinh sống khu vực gần bờ sông Cái đua nhau hút cát, khiến cho con sông “oằn mình” kêu cứu.

Mỏ cát Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Dương
Mỏ cát Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Dương

Đứng trên cầu Ngân Sơn nhìn xuống con sông Cái (người dân hay gọi đoạn sông Ngân Sơn) sẽ thấy gần chục chiếc ghe máy hút cát do người dân tự chế đưa cát lên bờ chất thành đống lớn, sau đó chủ doanh nghiệp cho xe múc cát đổ lên xe cơ giới, vận chuyển ra ngoài khu bãi tập kết.

Đường vào bãi tập kết cát ở xã An Dân luôn lầy lội
Đường vào bãi tập kết cát ở xã An Dân luôn lầy lội

Đoạn sông Cái đi qua địa phận xã An Định, huyện Tuy An được UBND tỉnh Phú Yên cho phép Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Dương khai thác mỏ cát vật liệu xây dựng thông thường với diện tích 03ha, trữ lượng mỏ 106.891,1m3, công suất khai thác 10.000m3/năm, khai thác theo lớp bằng, vận chuyển bằng ghe máy đến bãi chứa. Thời gian khai thác là 10 năm 08 tháng kể từ ngày cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 45 ngày 02/10/2015.

Đứng trên cầu Ngân Sơn nhìn xuống con sông Cái (người dân hay gọi đoạn sông Ngân Sơn) sẽ thấy gần chục chiếc ghe máy hút cát
Đứng trên cầu Ngân Sơn nhìn xuống con sông Cái (người dân hay gọi đoạn sông Ngân Sơn) sẽ thấy gần chục chiếc ghe máy hút cát

Mỏ cát được cấp phép tại xã An Định nhưng doanh nghiệp vận chuyển cát bằng ghe máy dưới sông về bãi tập kết tại xã An Dân, sau đó dùng máy bơm hút cát từ ghe đưa lên bờ. Đoạn từ xã An Định qua xã An Dân khoảng chừng hơn 01km đường sông. Mỏ cát cấp ở địa phương này nhưng bãi tập kết cát tại địa phương khác, vận chuyển cát bằng ghe máy qua đường sông đã tạo nên sự hỗn tạp trên dòng sông Cái.

Bãi tập kết cát của Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Dương tại xã An Dân
Bãi tập kết cát của Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Dương tại xã An Dân

Cũng trên con sông Cái, UBND tỉnh Phú Yên cấp phép cho Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Bảo Hiệp khai thác cát tại thôn Mỹ Long, xã An Dân, huyện Tuy An với diện tích 01ha, trữ lượng khai thác 17.645m3 nguyên khai, công suất khai thác 10.000m3/năm, thời gian khai thác 01 năm 09 tháng kể từ ngày cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 16 ngày 10/7/2018.

Doanh nghiệp vận chuyển cát bằng ghe máy dưới sông từ xã An Định về bãi tập kết tại xã An Dân, sau đó dùng máy bơm hút cát lên bờ
Doanh nghiệp vận chuyển cát bằng ghe máy dưới sông từ xã An Định về bãi tập kết tại xã An Dân, sau đó dùng máy bơm hút cát lên bờ

Thấy doanh nghiệp được phép khai thác cát dưới sông Cái, người dân sinh sống gần bờ sông Cái thuộc địa phận xã An Dân cũng đua nhau dùng ghe máy hút cát, vận chuyển mua bán cát kéo dài suốt thời gian qua mà chưa xử lý dứt điểm.

Nhìn từ cầu Ngân Sơn xuống sông Cái, bên phải bờ sông thì doanh nghiệp hút cát tại bãi tập kết, phía bên trái bờ sông thì người dân vô tư hút cát, múc cát đổ lên xe chở ra ngoài, bởi vậy khi đi ngang qua khu vực này tiếng ghe máy hút đưa cát lên hai bên bờ sông hoạt động rầm rộ, con sông không lúc nào bình yên.

Vận chuyển cát bằng ghe máy đi đường sông đã tạo nên sự hỗn tạp trên dòng sông Cái lúc nào cũng như trận thủy chiến
Vận chuyển cát bằng ghe máy đi đường sông đã tạo nên sự hỗn tạp trên dòng sông Cái lúc nào cũng như trận thủy chiến

Trao đổi với PV Báo TN&MT, ông Hoàng Ngọc Mùi - Trưởng Phòng TN&MT huyện Tuy An cho biết: Việc khai thác cát tại sông Cái của hai doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp phép nên Phòng và chính quyền địa phương luôn kiểm soát, kiểm tra thường xuyên. Hiện tượng người dân khai thác cát trái phép tại khu vực sông Cái, chúng tôi phối hợp với lực lượng Cảnh sát môi trường kiểm tra, yêu cầu các hộ dân nghiêm túc thực hiện, không được hút cát tại đây.

Phía bên trái bờ sông, người dân vô tư hút cát, múc cát đổ lên xe chở ra ngoài
Phía bên trái bờ sông, người dân vô tư hút cát, múc cát đổ lên xe chở ra ngoài

PV băn khoăn việc cấp phép mỏ cát tại xã An Định, nhưng đưa cát về bãi tập kết tại xã An Dân thì chính quyền nơi nào chịu trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động khai thác cát, ông Mùi cho biết thêm: Mỏ cát cấp thép tại xã An Định thì chính quyền quản lý, bãi tập kết tại xã An Dân thì UBND xã quản lý nhưng có vấn đề gì thì người dân báo trực tiếp cho Phòng TN&MT huyện kịp thời kiểm tra, xử lý.

Sau khi hút cát tập kết trên bờ, người dân múc cát bằng thủ công đưa lên xe
Sau khi hút cát tập kết trên bờ, người dân múc cát bằng thủ công đưa lên xe

Mặc dù, Phòng TN&MT huyện và Cảnh sát môi trường kiểm tra, xử lý nhắc nhở các hộ dân không được khai thác hút cát dưới sông Cái, nhưng khi PV có mặt tại khu vực sông Cái vào trưa ngày 14/03 vẫn thấy người dân vô tư hút đưa cát vào bờ và múc cát lên xe chở đi.

Con sông Cái mấy năm nay, chưa ngày nào nó được nghỉ ngơi từ khi xuất hiện doanh nghiệp đến khai thác hút cát dưới sông. Thời gian cấp phép cho doanh nghiệp quá dài đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân thi nhau cày nát con sông thêm nhiều năm nữa. 10 năm là thời gian quá dài để con sông Cái hồi sinh trở về thuở ban đầu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phú Yên: Doanh nghiệp cùng dân thi nhau hút cát dưới sông Cái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO