Cơ quan hải quan Indonesia cho biết cơ quan này có nghĩa vụ bảo vệ Indonesia và môi trường khỏi nhập khẩu chất thải B3 và đã phối hợp với các bộ ngành liên quan, bao gồm cả thương mại và môi trường bởi mức độ nghiêm trọng của tình hình.
Tái chế toàn cầu đã rơi vào sự hỗn loạn hồi năm ngoái khi Trung Quốc cấm nhập khẩu chất thải nhựa nước ngoài, khiến các nước phát triển phải vật lộn để tìm nơi chuyển rác. Số lượng lớn rác đã được chuyển hướng đến Đông Nam Á, nhưng sự phản đối xử lý chất thải xuất khẩu đang gia tăng trong khu vực.
Mối lo ngại toàn cầu về ô nhiễm nhựa ngày càng gia tăng bởi những hình ảnh kinh hoàng về các dòng sông bị tắc nghẽn ở Đông Nam Á và các sinh vật biển chết được tìm thấy với nhiều kg rác thải trong bụng. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết khoảng 300 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm, trong đó phần lớn kết thúc tại các bãi rác, đường thủy hoặc đại dương.
Khi nước này trả lại chất thải không được xử lý, Indonesia gặp vấn đề lớn về rác thải. Nhiều người trên khắp quần đảo tiếp tục đốt chất thải độc hại như một hình thức xử lý, trong khi mỗi năm, hàng tấn chất thải được xả ra sông và biển trong nước. Indonesia là nước đóng góp lớn thứ hai trên thế giới về chất gây ô nhiễm nhựa ở các đại dương, chỉ sau Trung Quốc.
Tuần trước, Indonesia cũng tuyên bố trả lại 49 container rác thải cho Pháp và các quốc gia phát triển khác.