Hòa Bình: Cấp bách triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân vùng nguy cơ cao thiên tai

10/06/2018 18:41

​​​​​​​(TN&MT) - Toàn tỉnh Hòa Bình hiện có 478 điểm có nguy cơ thiên tai cao với 6.366 hộ nằm trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai. Mùa mưa bão đã đến, để đảm bảo...

(TN&MT) - Toàn tỉnh Hòa Bình hiện có 478 điểm có nguy cơ thiên tai cao với 6.366 hộ nằm trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai. Mùa mưa bão đã đến, để đảm bảo an toàn cho người dân trong vùng nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp với các địa phương rà soát những khu khu dân cư nằm trong vùng nguy cơ cao thiên tai trên toàn tỉnh; đề xuất phương án phòng chống thiên tai (PCTT) cấp bách  năm 2018 và giai đoạn tiếp theo.
Hòa Bình: Cấp bách triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân vùng nguy cơ cao thiên tai
Toàn tỉnh có 478 điểm nguy cơ cao thiên tai với 6366 hộ ngằm trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai. Xã Toàn Sơn Đà Bắc rà soát các khu vực nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, cảnh báo người dân di dời
Trong 478 điểm nguy cơ cao bị thiên tai, có khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất, đá lăn có 299 điểm, với 1.996 hộ bị ảnh hưởng cần phải bố trí ổn định dân cư, tập trung chủ yếu ở các huyện: Đà Bắc có 107 điểm với 492 hộ; Tân Lạc có 37 điểm với 181 hộ; Mai Châu có 17 điểm với 360 hộ; Kim Bôi có 66 điểm với 489 hộ; Yên thủy có 17 điểm với 157 hộ... Khu vực thường xuyên bị lũ ống, lũ quét có 97 điểm, với 438 hộ bị ảnh hưởng cần phải bố trí ổn định dân cư, tập trung chủ yếu ở các huyện: Đà Bắc có 56 điểm với 218 hộ; Yên Thủy có 7 điểm với 58 hộ; Kim Bôi có 17 điểm với 102 hộ... Khu vực thường xuyên bị ngập úng có 82 điểm, với 3.932 hộ bị ảnh hưởng cần phải bố trí ổn định dân cư, tập trung chủ yếu ở các huyện: Lạc Thủy với 15 điểm với 2.483 hộ; Yên Thủy có 38 điểm  với 659 hộ; Lương Sơn 38 điểm với 557 hộ và Kim Bôi có 21 điểm với 157 hộ...
 
Hiện các huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình cũng đã đề xuất phương án bố trí dân cư vùng nguy cơ cao thiên tai trước mắt cũng như lâu dài. Đối phương án lâu dài cho các hộ dân trong mùa mưa bão năm 2018 và các năm tiếp theo, hiện nay toàn tỉnh cần phải bố trí ổn định cho 6.366 hộ. Trong đó bố trí ổn định theo hình thức di chuyển tập trung là 15 khu tái định cư với 675 hộ.
sạt lở đất, đá lăn
Khơi thông dòng nước, thoát lũ, là một trong những giải pháp được cơ quan chức năng đề cập, quan tâm
Hiện nay, tỉnh Hòa Bình đang triển khai 12 khu tái định cư để bố trí cho 491 hộ (gồm Kim Bôi 03 khu 91 hộ; TP. Hòa Bình 03 khu 138 hộ; Yên Thủy 02 khu 66 hộ; Mai Châu 01 khu xóm Ban 30 hộ; và 03 khu tái định cư thuộc Dự án di dân hai xã Tân Mai, Phúc Sạn là 170 hộ). Các địa phương cũng đề xuất xây dựng 5 khu tái định cư mới để bố trí cho 184 hộ (gồm: Tân Lạc 01 khu ở xã Quy Hậu 25 hộ; Đà Bắc 01 khu ở xã Mường Tuổng 45 hộ; Mai Châu 01 khu ở xã Nà Mèo 32 hộ; Lạc Thủy 01 khu ở xã Yên Bồng 60 hộ; Kim Bôi 01 khu ở xã Cuối Hạ 22 hộ), Ngoài ra thực hiện bố trí xen ghép tại trên 160 điểm với 746 hộ, tập trung ở các huyện: Đà Bắc 238 hộ, Mai Châu 153 hộ, Cao Phong 104 hộ, Yên Thủy 76 hộ và Kim Bôi 56 hộ... Bố trí ổn định tại chỗ trên 300 điểm với 4.945 hộ, tập trung ở các huyện: Lạc Thủy 2.432 hộ, Yên Thủy 732 hộ, Kim Bôi 583 hộ, Lương Sơn 566 hộ, Đà Bắc 363 hộ…
 
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyên Anh Quân cho biết: Mùa mưa lũ đã đến với những dấu hiệu bất thường của thời tiết, nguy cơ thiên tai sạt lở đất, lũ ống lũ quét luôn thường trực Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố đôn đốc Ban chỉ huy PCTT&TKCN triển khai nghiêm túc các phương án PCTT. Trong đó cần lập phương án theo dõi cảnh báo thiên tai, phương án sơ tán và chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời và khắc phục khẩn trương các hậu quả khi có mưa lũ xảy ra. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra diễn biến thời tiết, thiên tai và các hiện tượng sạt lở đất, đá xảy ra trên địa bàn để kịp thời cảnh báo cho nhân dân di chuyển đến nơi an toàn. Chủ động thực hiện phòng, chống thiên tai theo phương châm bốn tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đặc biệt chú ý đến vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai và khu vực có các đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo… Tại các khu vực có nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất, đá ở ven sông, suối, ven đồi phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên cảnh báo cho nhân dân chủ động phòng tránh, di dời để đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Kiên quyết di chuyển dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn khi có tình huống cấp bách.
sạt lở đất, đá lăn
Hậu quả do thiên tai gây nên rất thảm khốc, cần chủ động phòng tránh. Ảnh: Internet
Hiểm họa thiên tai là không thể lượng hóa hết được. Thiết nghĩ cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình cần tham mưu cho chính quyền lập các trương trình, dự án bố trí ổn định dân cư lâu dài cho các hộ nằm trong vùng thiên tai có nguy cơ cao trên địa bàn, đề xuất đăng ký vào kế hoạch đầu tư công hàng năm và lâu dài báo cáo UBND tỉnh cho chủ trương thực hiện theo quy định. Đối với công tác  di chuyển dân, tỉnh Hòa bình cần giao UBND các huyện, thành phố chủ động bố trí tổ chức triển khai thực hiện việc hỗ trợ di dân xen ghép và tái định cư tập trung theo các quy định hiện hành của nhà nước, để chủ động phòng chống bão lũ, ổn định cuộc sống cho nhân dân.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hòa Bình: Cấp bách triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân vùng nguy cơ cao thiên tai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO