(TN&MT) - Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2018 là “Cần giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông”. Để hưởng ứng sự kiện này, Bộ TN&MT sẽ phát động “Tháng Hành động vì môi trường” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng nhau thay đổi thói quen hàng ngày để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa tới môi trường tự nhiên và sức khỏe của chúng ta.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm, trên thế giới, có tới 300 triệu tấn nhựa được sản xuất và hầu hết số nhựa này không được tái chế. Hiện, 79% lượng rác thải nhựa đang bị chôn vùi trong các bãi rác hoặc đổ vào đại dương. Dự báo, đến năm 2050, sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa đổ ra môi trường.
Điều đáng nói là có tới hơn phân nửa số rác thải nhựa đến từ 5 quốc gia châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc với 2,4 triệu tấn, chiếm khoảng 30%. Theo sau Trung Quốc lần lượt là Indonesia, Philippines, Việt Nam và Sri Lanka. Như vậy, Việt Nam là nước có lượng rác thải nhựa xả ra biển nhiều thứ 4 trên thế giới. Khối lượng rác thải nhựa từ Việt Nam ra biển Đông dao động trong khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.
Tái chế còn ít
Tại Việt nam lượng rác thải nhựa thải ra rất lớn, gần 18.000 tấn. Nhưng số lượng rác thải nhựa được tái chế còn rất thấp. Theo đánh giá của Bộ TN&MT, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp, hầu như các loại chất thải được dồn chung với nhau và được thu gom bởi các xe chở chất thải.
Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm, có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa được tạo ra; trong đó, 48.000 tấn được chôn trong các bãi chôn lấp (đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%; còn lại hơn 200.000 tấn chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Đáng nói là công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành phố lớn của Việt Nam đã lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải nhựa chưa được tổ chức với quy mô lớn, chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ nên hiệu quả thấp.
Không chỉ có Việt Nam, việc xử lý rác thải nhựa của các quốc gia khác cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, mới chỉ có khoảng 9% số rác thải này được tái chế, 12% lượng rác thải nhựa được đem thiêu hủy nhưng đây là một giải pháp gây nguy hại trực tiếp đến môi trường. Các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh tỉnh, nếu chúng ta không hành động ngay từ bây giờ, Trái đất sẽ sớm ngập chìm trong rác thải nhựa. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc thực hiện cuộc cách mạng tái chế nhựa, đồng thời, cần thiết lập một cơ chế mới nhằm hạn chế việc vứt bỏ rác thải nhựa ra ngoài thiên nhiên, nhất là các đại dương.
Việt Nam nỗ lực giải quyết
Để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa tới môi trường tự nhiên và sức khỏe, tới đây, Bộ TN&MT sẽ phát động “Tháng Hành động vì môi trường” với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” nhằm kêu gọi mọi người cùng nhau thay đổi thói quen trong cuộc sống hàng ngày như sử dụng túi ni lông, xả rác thải nhựa ra môi trường… Bộ sẽ đồng loạt tổ chức các hoạt động có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng như: Chiến dịch "Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần"; Chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước; tổ chức các lớp học giáo dục môi trường, thực hiện các hoạt động thu gom và tái chế chất thải nhựa, túi ni lông tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư…
Hiện nay, Bộ đã đề nghị các cơ quan, đơn vị tập trung triển khai một số nội dung, giải pháp tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Tăng cường triển khai các giải pháp quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa vào môi trường tự nhiên, đặc biệt, áp dụng các biện pháp nghiêm khắc đối với các cơ quan, doanh nghiệp vi phạm các quy định tại Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ TN&MT về quản lý chất thải nguy hại.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm, trên thế giới, có tới 300 triệu tấn nhựa được sản xuất và hầu hết số nhựa này không được tái chế. Hiện, 79% lượng rác thải nhựa đang bị chôn vùi trong các bãi rác hoặc đổ vào đại dương. Dự báo, đến năm 2050, sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa đổ ra môi trường.
Điều đáng nói là có tới hơn phân nửa số rác thải nhựa đến từ 5 quốc gia châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc với 2,4 triệu tấn, chiếm khoảng 30%. Theo sau Trung Quốc lần lượt là Indonesia, Philippines, Việt Nam và Sri Lanka. Như vậy, Việt Nam là nước có lượng rác thải nhựa xả ra biển nhiều thứ 4 trên thế giới. Khối lượng rác thải nhựa từ Việt Nam ra biển Đông dao động trong khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.
Tái chế còn ít
Tại Việt nam lượng rác thải nhựa thải ra rất lớn, gần 18.000 tấn. Nhưng số lượng rác thải nhựa được tái chế còn rất thấp. Theo đánh giá của Bộ TN&MT, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp, hầu như các loại chất thải được dồn chung với nhau và được thu gom bởi các xe chở chất thải.
Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm, có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa được tạo ra; trong đó, 48.000 tấn được chôn trong các bãi chôn lấp (đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%; còn lại hơn 200.000 tấn chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Đáng nói là công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành phố lớn của Việt Nam đã lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải nhựa chưa được tổ chức với quy mô lớn, chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ nên hiệu quả thấp.
Không chỉ có Việt Nam, việc xử lý rác thải nhựa của các quốc gia khác cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, mới chỉ có khoảng 9% số rác thải này được tái chế, 12% lượng rác thải nhựa được đem thiêu hủy nhưng đây là một giải pháp gây nguy hại trực tiếp đến môi trường. Các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh tỉnh, nếu chúng ta không hành động ngay từ bây giờ, Trái đất sẽ sớm ngập chìm trong rác thải nhựa. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc thực hiện cuộc cách mạng tái chế nhựa, đồng thời, cần thiết lập một cơ chế mới nhằm hạn chế việc vứt bỏ rác thải nhựa ra ngoài thiên nhiên, nhất là các đại dương.
Việt Nam nỗ lực giải quyết
Để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa tới môi trường tự nhiên và sức khỏe, tới đây, Bộ TN&MT sẽ phát động “Tháng Hành động vì môi trường” với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” nhằm kêu gọi mọi người cùng nhau thay đổi thói quen trong cuộc sống hàng ngày như sử dụng túi ni lông, xả rác thải nhựa ra môi trường… Bộ sẽ đồng loạt tổ chức các hoạt động có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng như: Chiến dịch "Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần"; Chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước; tổ chức các lớp học giáo dục môi trường, thực hiện các hoạt động thu gom và tái chế chất thải nhựa, túi ni lông tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư…
Hiện nay, Bộ đã đề nghị các cơ quan, đơn vị tập trung triển khai một số nội dung, giải pháp tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Tăng cường triển khai các giải pháp quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa vào môi trường tự nhiên, đặc biệt, áp dụng các biện pháp nghiêm khắc đối với các cơ quan, doanh nghiệp vi phạm các quy định tại Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ TN&MT về quản lý chất thải nguy hại.