Doanh nghiệp - doanh nhân

Chung ý chí, quyết tâm trong chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng

Sông Thương 14/12/2024 15:09

Nhằm lan tỏa chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng trong toàn hệ thống chính trị tập đoàn, ngày 14/12/ tại Vũng Tàu, Hội Cựu chiến binh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”.

Đây là một trong hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động hướng dến kỳ niệm 15 năm thành lập Hội Cựu chiến binh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (15/12/2009-15/12/2024) và 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024).

z6129499384925_2bd0c6d3e351bad9cbf57eea24458e47.jpg
Toàn cảnh tọa đàm

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội CCB Tập đoàn cho biết, mục tiêu của tọa đàm xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các đoàn thể chính trị các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng nói chung và trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, hội viên công đoàn viên thanh niên và CCB nói riêng. Đặc biệt phát huy tinh thần bản lĩnh, trí tuệ của “Bộ đội Cụ Hồ” của hội viên, Hội CCB sẽ chủ động tham mưu, góp ý với cấp ủy, lãnh đạo đơn vị về các giải pháp nhằm giúp thúc đẩy công tác chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng trong mọi lĩnh vực hoạt động, công tác phù hợp với đơn vị mình.

z6129499190144_a86ee2c4b30da728125da227787183ac.jpg
Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội CCB Tập đoàn phát biểu khai mạc Tọa đàm

Đồng thời tọa đàm là cầu nối, là nơi các tổ chức đoàn thể chính trị cùng trao đổi, chia sẻ những vấn đề khó khăn tác động, chi phối ảnh hưởng tới công tác chuyển đối số, chuyển dịch năng lượng; thống nhất phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn viên, hội viên và thanh niên có chất lượng cao về nhận thức và hành động theo các “tiêu chí trong thời kỳ chuyển đổi số” tại đơn vị mình, giai đoạn 2025 – 2030 và những năm tiếp theo để phấn đấu.

Ông Ngô Văn Thắng – Phó Ban Sản xuất PTSC- Phó GĐ Dự án Điện gió ngoài khơi cho biết, PTSC có hệ thống cơ sở vật chất gồm 08 căn cứ cảng trải dài từ Bắc đến Nam, với tổng diện tích lên tới hơn 300 ha và gần 3 km cầu cảng. PTSC cũng sở hữu các cơ sở vật chất phục vụ cho công tác khảo sát, chế tạo, đóng mới các công trình dầu khí, cũng như các hoạt động vận chuyển, đấu nối, xây lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và tháo dỡ các công trình dầu khí ngoài khơi...

z6129499384923_2903a35a0a67edbc1744288667030f08.jpg
Ông Ngô Văn Thắng – Phó Ban Sản xuất PTSC

PTSC là một trong 2 đơn vị thiết kế, thi công lắp đặt chân để turbin điện gió ngoài khơi cho đại dự án trang trại điện gió ngoài khơi Chương Hóa của Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, hiện PTSC đã sản xuất được 24/33 chân đế turbin điện gió ngoài khơi cho đối tác Orsted (Đan Mạch). Ngày 2/12 vừa qua, PTSC đã xuất khẩu thành công 4 chân đế và dự kiến ngày 20/12 tới đây sẽ tiếp tục xuất khẩu 4 chân đế tiếp theo. Riêng dự án này đang tạo ra 3 nghìn việc làm cho PTSC trong khoảng 2 năm. Bên cạnh dự án sản xuất chân đế này, PTSC cũng đang triển khai Dự án xuất khẩu điện gió sang Singapore và dự án này đang trong giai đoạn khảo sát ngoài khơi. Để thực hiện các dự án lớn này, PTSC đã xây dựng hệ thống các đối tác, nhà thầu phụ trong chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi để đảm bảo tận dụng hết cơ sở vật chất, con người và công nghệ của các bên hiệu quả nhất.

trung-tam-cong-nghiep-nang-luong-va-hau-can-ky-thuat-ptsc-tp-vung-tau.jpg
Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC, có diện tích 200ha tại TP Vũng Tàu.

Với tinh thần thanh niên xung kích sáng tạo, đổi mới, Phó bí thư Chi đoàn cơ sở Trung tâm CNTT và Liên lạc (Vietsovpetro), Hoàng Cảnh Sơn đại diện Đoàn Thanh niên Vietsovpetro chia sẻ: Vietsovpetro hướng đến trở thành doanh nghiệp chuyển đổi số hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực dầu khí - năng lượng và mở rộng mô hình kinh doanh hiệu quả, bền vững. Vietsovpetro đặt mục tiêu số hoá toàn diện các hoạt động sản xuất trên nền tảng số; Tối ưu hoạt động quản trị vận hành trên cơ sở tận dụng tối đa nền tảng và hạ tầng số hiện tại; Đổi mới mô hình kinh doanh hiệu quả thông qua năng lực số. Hiện Vetsopetro đang triển khai 04 sáng kiến số. Trong đó, sáng kiến số “Nâng cấp hệ thống ERP và xây dựng/hoàn thiện các nghiệp vụ quản trị liên quan, với mục tiêu tối ưu hóa các chức năng chính của hệ thống nhằm nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp; nâng cao năng suất làm việc của nhân viên; tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo và đối chiếu số liệu. Sáng kiến “Ứng dụng AI/ML tự động hóa công việc trong lĩnh vực E&P” với mục tiêu tự động hóa và nâng cao hiệu quả công việc trong lĩnh vực E&P. Sáng kiến “Xây dựng, triển khai một phần mềm ứng dụng AI/ML trong công tác thăm dò, địa chất, khoan và khai thác tại VSP” nhằm xác định các khoảng chứa dầu tiềm năng phục vụ công tác mở vỉa/bắn mìn; xác định chế độ bơm ép tối ưu tại các giếng...

Ở góc độ chuyên gia công nghệ, ông Kiều Mạnh Toàn- Giám đốc Khách hàng Doanh nghiệp lớn và Chính phủ - Microsoft Việt Nam cho biết chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng theo hướng giảm phát thải đang là xu thế tất yếu với các doanh nghiệp trên toàn thế giới, trong đó, con đường duy nhất để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức chính là tiếp tục tăng tốc, đổi mới sáng tạo. Đối với doanh nghiệp dầu khí, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng được cơ sở dữ liệu an toàn, minh bạch, đáng tin cậy phục vụ chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi năng lượng chính là xây dựng chuỗi giá trị linh hoạt, bền bỉ và an toàn, giảm phát thải carbon để chuyển đổi năng lượng bền vững cũng như thu hút, đào tạo lại lực lượng lao động tương lai.

Ông Kiều Mạnh Toàn cũng cho biết, thông qua các cuộc làm việc với các doanh nghiệp năng lượng tại Việt Nam, từ góc độ công nghệ, Microsoft Việt Nam nhận thấy các cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi. Vì vậy, Microsoft Việt Nam cam kết đầu tư kết nối doanh nghiệp có chiến lược carbon thấp nhất song hành với mục tiêu đạt net zero carbon của Microsoft Việt Nam vào năm 2030. Bên cạnh đó, Microsoft Việt Nam cam kết hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi năng lượng với dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) ở 4 nội dung. Thứ nhất là trang bị cho nhân lực ngành, trong đó thực hiện tự động hóa quy trình làm việc và cải thiện hoạt động tuyển dụng, học tập và đào tạo bằng AI để cộng tác liền mạch. Thứ hai là vận hành hướng tới một tương lai năng lượng mới, trong đó tối ưu hóa chuỗi cung ứng, bảo vệ tài sản và cung cấp năng lượng thông minh bằng AI để cải thiện năng suất. Thứ ba là đạt được các cam kết về net-zero, trong đó tập trung chuyển đổi dữ liệu để giảm phát thải khí nhà kính, mở rộng quy mô năng lượng không carbon, khử carbon cho chuỗi giá trị năng lượng. Thứ tư là phát triển các doanh nghiệp bền vững, được hỗ trợ bởi AI, trong đó khai thác giá trị từ dữ liệu để đẩy nhanh sáng tạo về khí hậu, tiến độ phát triển bền vững, và phát triển kinh doanh.

z6129499440380_760c86c2be60d9a395063bfe3bba93e9.jpg
Ông Trần Quang Dũng – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Tập đoàn

Phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm, ông Trần Quang Dũng – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Tập đoàn khẳng định, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có sự chuyển biến rất lớn trong chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng. Có kết quả và sản phẩm. Trong đó các đơn vị có sự chuyển dịch rất lớn đơn cử như PTSC, từ tháng 3/2023 trúng thầu thiết kế, thi công 33 chân đế turbin điện gió ngoài khơi với giá trị trên 2 tỷ USD.

a1fcad42d90764593d16.jpg
Chuyến xuất khẩu chân đế đầu tiên của PTSC ngày 2/12/2024

Ông Trần Quang Dũng cho biết, với tư cách là tập đoàn công nghiệp, là trụ đỡ của ngành kinh tế, Petrovietnam và các đơn vị tiếp tục thực hiện chuyển đổi số cần khẩn trương, tích cực và hiệu quả hơn nữa, làm ngay và làm luôn đạt mục tiêu là nâng cao nâng suất lao động. Về chuyển dịch năng lượng thì chúng ta cần làm mới động lực truyền thống thuộc lĩnh vực dầu khí, tạo động lực mới liên quan đến năng lượng tái tạo đạt mục tiêu theo tinh thần Kết luận 76 đã định hướng phát triển Petrovietnam trở thành một tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia và như vậy chúng ta phải giữ vai trò tiên phong phát triển các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới; đồng thời xác định nhiệm vụ và trách nhiệm tiên phong của Petrovietnam trong lĩnh vực sản xuất, phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo và năng lượng mới phục vụ phát triển đất nước.

Với tinh thần “ Một đội ngũ – một mục tiêu”, các tổ chức đoàn thể chính trị của Tập đoàn cùng với hội viên, đoàn viên chúng ta cùng chung ý chí, chung nhận thức, chung quyết tâm, vừa làm vừa cập nhật bổ sung kiến thức để làm tốt hơn trong thời gian tới, ông Dũng nhấn mạnh.

Petrovietnam đã điều chỉnh chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu nâng tổng công suất đặt đạt 8.000-14.000 MW và tỉ trọng nguồn điện tái tạo chiếm 5-10% tổng công suất đặt của Petrovietnam. Đến 2045, Petrovietnam phấn đấu nâng công suất đặt chiếm 8-10% tổng công suất hệ thống điện Việt Nam và tỉ trọng nguồn năng lượng tái tạo chiếm 10-20% trong tổng công suất nguồn điện Petrovietnam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chung ý chí, quyết tâm trong chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO