Điện Biên tập trung quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) |
Ông Ngôn Ngọc Khuê, Phó giám đốc phụ trách Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên cho biết: Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão và phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2020 phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đặc biệt hoạt động ứng phó, sơ tán cán bộ viên chức người lao động bảo vệ tài sản trong các cơ quan, đơn vị nhằm làm tốt công tác ứng phó kịp thời trước, trong và sau khi có bão mạnh, siêu bão xảy ra; để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản tới mức thấp nhất do bão mạnh và siêu bão gây ra.
Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương khi có bão mạnh, siêu bão xảy ra; Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó kịp thời trước, trong và sau khi có bão mạnh, siêu bão đạt hiệu quả cao của các phòng, đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chủ động các phương án bảo vệ hồ đập |
Theo đó, tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó khi có thiên tai xảy ra, kịp thời đến toàn thể cán bộ viên chức người lao động trong cơ quan; Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, dự báo bão lớn hoàn toàn có thể xảy ra, do vậy việc chuẩn bị, ứng phó, khắc phục với những thiên tai, cần được nâng cao từ nhận thức, trách nhiệm, tinh thần sẵn sàng đến chủ động triển khai thực hiện trong mọi tình huống.
Kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Sở Tài nguyên và Môi trường và thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh. Tuyên truyền và hướng dẫn cán bộ, viên chức, người lao động trong các phòng, đơn vị về nguy cơ và cách phòng chống gió bão mạnh.
Tăng cường hệ thống thông tin liên lạc, đầu tư trang thiết bị công nghệ cho thông tin liên lạc, thông tin chuyên dụng để chỉ huy sẵn sàng huy động, sử dụng trong điều kiện hệ thống thôn tin công cộng bị ách tắc, hệ thống điện bị cắt do bão, đảm bảo liên lạc thông suốt khi có bão mạnh, siêu bão xảy ra. Tổ chức huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị hiện có.
Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông nông thôn |
Các đơn vị cần lập kế hoạch đầu tư mua sắm các phương tiên, trang thiết bị thông dụng và chuyên dung phòng chống khi có thiên tai xảy ra. Các đơn vị quản lý thuộc Sở có kế hoạch chuẩn bị vật liệu, máy móc, dụng cụ lao động,… của đơn vị khi bị sự cố xảy ra. Phối hợp với các ban ngành liên quan, chính quyền địa phương tổ chức huy động lực lượng dân quân tự vệ, thanh niên xung phong, nhân dân trên địa bàn, sử dụng phương tiện, trang thiết bị ứng cứu kịp thời khi xảy ra thiên tai.
Khi có tin khẩn về bão mạnh, siêu bão lãnh đạo các phòng và đơn vị thuộc Sở phải phân công nhau thường trực 24/24 giờ tại đơn vị đồng thời phải huy động lực lượng xung kích của đơn vị sẵn sàng ứng cứu và bảo vệ. Tăng cường trang bị bổ sung phương tiện trang thiết bị để phục vụ có hiệu quả công tác phòng chống bão, bão mạnh, siêu bão; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phòng chống các tình huống thiên tai cho các công trình cơ sở hạ tầng.
Đối với phòng Tài nguyên nước, Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu: Theo dõi thông tin, tình hình bão mạnh và siêu bão, nội dung công điện và sự chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Trung ương, của tỉnh, Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia trên các bản tin thông tin đại chúng; Phối hợp với Văn phòng Sở tổ chức phân công cán bộ trực ban chặt chẽ, theo dõi diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới tổng hợp và báo cáo lãnh đạo Sở kết quả triển khai các biện pháp ứng phó đến các cơ quan cấp trên có thẩm quyền; Phân công cán bộ, kiểm tra đôn đốc việc thực hiên phương án phòng chống, ứng phó bão mạnh và siêu bão.
Đối với các đơn vị trực thuộc Sở: Kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Phân công 1 cán bộ lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách công tác phòng chống thiên tai để thường xuyên theo dõi và giải quyết kịp thời các tình huống xảy ra ở đơn vị.