Điện Bàn (Quảng Nam): Để dòng Thu Bồn bình yên

25/10/2016 00:00

(TN&MT) - Thời gian qua, tình trạng khai thác cát sỏi diễn ra ở hầu hết địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trong đó, Điện Bàn là địa phương có nhiều sông lạch chảy qua, từ sông cái đến sông con đều có một trữ lượng khoáng sản cát lòng sông tương đối lớn. Đây chính là nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu xây dựng và san lấp mặt bằng trên địa bàn thị xã Điện Bàn nói riêng và các địa phương vùng giáp ranh nói chung.

Trao đổi với PV, ông Phạm Ngọc Anh - Phó Phòng TN&MT thị xã Điện Bàn cho biết: Nhu cầu cát sỏi tăng cao khiến tình trạng này càng thêm nóng, đã có một thời gian dài việc khai thác cát diễn ra mạnh mẽ trên các sông đoạn chạy qua thị xã Điện Bàn. Trước tình hình đó, các cơ quan ban ngành chức năng tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, truy quét, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản.

Để kịp thời kiểm tra giám sát, phát hiện và xử lý ngay những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản, ngành TN&MT thị xã Điện Bàn đã cho lập các trạm chốt chặn tại các điểm xung yếu
Để kịp thời kiểm tra giám sát, phát hiện và xử lý ngay những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản, ngành TN&MT thị xã Điện Bàn đã cho lập các trạm chốt chặn tại các điểm xung yếu

“Ngoài ra chúng tôi thường xuyên phối hợp với UBND các xã, phường triển khai công tác kiểm tra, hướng dẫn trình tự, thủ tục để các tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ hồ sơ pháp lý đối với các bến bãi, địa điểm hoạt động kinh doanh cát, sạn” - ông Anh nói.

Được biết, trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác và công tác kiểm tra, truy quét hoạt động khoáng sản trái phép được UBND thị xã Điện Bàn thường xuyên đi vào tổ chức, triển khai thực hiện. Trong đó, công tác ban hành văn bản quản lý theo thẩm quyền được thực hiện thường xuyên, kịp thời nhằm chỉ đạo các cơ quan, ban ngành và UBND các xã, phường với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao tăng cường và thường xuyên duy trì công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản.

Cạnh đó, UBND thị xã Điện Bàn cũng triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.

Ngành TN&MT thị xã Điện Bàn thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, truy quét, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản
Ngành TN&MT thị xã Điện Bàn thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, truy quét, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản

Cũng theo ông Phạm Ngọc Anh, trên các tuyến sông đi qua Điện Bàn đều có những điểm xung yếu mà tất cả các phương tiện khai thác và vận chuyển khoáng sản cát lòng sông phải lưu hành qua những điểm này trước khi về tiêu thụ tại Đà Nẵng và Hội An. “Vì vậy để kịp thời kiểm tra giám sát, phát hiện và xử lý ngay những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản, sau khi được sự thống nhất của lãnh đạo thị xã, chúng tôi đã cho lập các trạm chốt chặn tại các điểm xung yếu này.

Đồng thời, chỉ đạo các UBND các xã, phường tiến hành lập các trạm chốt chặn tại các địa bàn ngã ba sông vòm sông Thu Bồn (thôn Cẩm Đồng, xã Điện Phong); khu vực sông Tứ Câu (phường Điện Ngọc); khu vực sông Yên (thôn 2 Diệm Sơn, xã Điện Tiến); vùng giáp ranh với huyện Đại Lộc và TP. Đà Nẵng” - ông Phạm Ngọc Anh nói thêm.

Trong thời gian qua, dòng Thu Bồn đoạn chảy qua xã Điện Quang đã bớt sạt lở, người dân và chính quyền xã đã phần nào bớt đi nỗi sợ hãi khi phải chứng kiến cảnh mất làng, mất đồng ruộng sau mỗi mùa lũ về
Trong thời gian qua, dòng Thu Bồn đoạn chảy qua xã Điện Quang đã bớt sạt lở, người dân và chính quyền xã đã phần nào bớt đi nỗi sợ hãi khi phải chứng kiến cảnh mất làng, mất đồng ruộng sau mỗi mùa lũ về

Trong thời gian qua, dòng Thu Bồn đoạn chảy qua xã Điện Quang đã bớt sạt lở, người dân và chính quyền xã đã phần nào bớt đi nỗi sợ hãi khi phải chứng kiến cảnh mất làng, mất đồng ruộng sau mỗi mùa lũ về. Để có được điều đó, ngành tài nguyên môi trường thị xã Điện Bàn đã không quản khó khăn tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất. “Trong đó, phải kể đến việc ngăn chặn thành công các thuyền ghe hút cát trộm, gây sạt lở đôi bờ.

Cạnh đó, chính quyền thị xã Điện Bàn đã giao công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Gia Lộc (Cty Gia Lộc) chịu trách nhiệm nắn dòng trong việc khai thác cát lòng sông. Tính đến nay, việc nắn dòng để chỉnh dòng chảy thẳng xuống hạ nguồn của công ty Gia Lộc đã đem lại hiệu quả, tránh việc sạt lở bờ sông Thu Bồn khi mùa lũ về” - ông Anh cho hay. Phía dưới hạ nguồn ngay tại thân đập trạm bơm Bến Hục (xã Điện Thọ), việc nạo vét lòng sông được giao cho công ty TNHH Đại Việt thực hiện để cung cấp nước cho trạm bơm Bến Hục.

Những đồi cát, vật liệu còn sót lại dưới chân cầu Kỳ Lam đã ngăn dòng, làm dòng chảy chênh lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sạt lở bờ Nam dòng Thu Bồn
Những đồi cát, vật liệu còn sót lại dưới chân cầu Kỳ Lam đã ngăn dòng, làm dòng chảy chênh lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sạt lở bờ Nam dòng Thu Bồn

Tuy nhiên, theo Phòng TN&MT thị xã Điện Bàn, việc quản lý tài nguyên khoáng sản vẫn còn một vài kẽ hở trong quản lý đường thủy nội địa. Thực tế, hầu hết phương tiện ghe thuyền đều không đăng ký, đăng kiểm; công tác kiểm tra, thanh tra trên đường sông lỏng lẻo. Theo ông Phạm Ngọc Anh, giải pháp hữu hiệu là phải kiểm soát “đầu vào” nguồn nguyên vật liệu có hợp pháp hay không; giám sát việc sử dụng cát của các nhà thầu xây dựng… thì việc quản lý tài nguyên khoáng sản sẽ chặt chẽ hơn.

Một điều đáng nói, trong quá trình thi công đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đơn vị thi công cầu Kỳ Lam khi thi công xong cầu đã không khơi dòng để ách tắc nguồn nước. “Những tảng đá lớn, những đồi cát, vật liệu còn sót lại dưới chân cầu đã ngăn dòng, làm dòng chảy chênh lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sạt lở bờ Nam dòng Thu Bồn” - ông Phạm Ngọc Anh cho hay.

Bài & ảnh: Xuân Lam

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Điện Bàn (Quảng Nam): Để dòng Thu Bồn bình yên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO