Ngư dân tại bãi biển Beaun Vallon ở Seychelles đang chuẩn bị lưới để câu cá. Ảnh: Ennio Maffei
|
Phát biểu tại buổi khai mạc Hội thảo quốc tế ngành nuôi trồng thủy sản bền vững khai mạc hôm 18/11, Tổng Giám đốc FAO, Qu Dongyu cho biết: “Thủy sản đang đối mặt với một bước ngoặt quan trọng và thế giới cần một tầm nhìn mới trong thế kỷ 21”.
“Đến năm 2050, dân số sẽ tăng lên gần 10 tỷ và đất đai sẽ không cung cấp đủ nguồn thức ăn, do đó, con người sẽ ngày càng phụ thuộc vào các loài thủy sản”, ông Donguy giải thích.
Hội thảo quốc tế ngành nuôi trồng thủy sản bền vững diễn ra từ ngày 18 – 21/11 tại trụ sở của FAO ở thủ đô Rome, Italy, với sự tham dự của các nhà nghiên cứu, doanh nhân và đại diện nhiều lĩnh vực khác nhau. Hội thảo nhằm xác định cách tối đa hóa nguồn thực phẩm từ các con sông và đại dương trên thế giới mà không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh.
Nhận thức rõ “xu hướng nguy hiểm” trong ngành thủy sản, ông Donguy cho biết: “Trong khi nghề đánh bắt cá ở các khu vực phát triển ngày càng bền vững, số lượng cá đánh bắt nhiều hơn và điều kiện cho các công nhân trong ngành cá đang được cải thiện, các nước đang phát triển bị tụt lại phía sau”.
Nhà cung cấp tuyệt vời
Theo FAO, cần đạt được sự bền vững toàn cầu trong ngành thủy sản “ảm đạm” trong mối liên quan giữa tình trạng của các đại dương trên thế giới và nhu cầu ngày càng tăng của các loài nước ngọt phát triển mạnh ở vịnh.
Ô nhiễm nhựa, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường sống và đánh bắt quá mức đang làm cạn kiệt nguồn thủy sản. Hiện nay, cứ 3 loài thủy sản thì có 1 loài đang bị khai thác quá mức, so với 40 năm trước, cứ 10 loài mới có 1 loài bị khai thác quá mức. Ngoài ra, ngành thủy sản nội địa (ở sông hoặc trang trại cá) đang chịu áp lực về nhu cầu ngày càng tăng đối với các loài nước ngọt.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1 tỷ người trên toàn thế giới đang dựa vào cá như là nguồn cung cấp protein động vật chính và ở một số quốc đảo nhỏ, người dân phụ thuộc hoàn toàn vào hải sản để đáp ứng nhu cầu protein của họ.
Theo FAO, trung bình, một người hấp thụ 20,3 kg protein chất lượng hàng đầu và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu từ cá mỗi năm, với mức tăng 3% lượng tiêu thụ cá toàn cầu kể từ năm 1960.
Theo như các nền kinh tế trên khắp thế giới, cứ 10 người thì có 1 người phụ thuộc vào việc đánh bắt cá để kiếm sống và thường là những người nghèo nhất trong xã hội.
Ông Manuel Barange, Giám đốc phụ trách thủy sản và nuôi trồng thủy sản của FAO cho biết: “Từ giữa năm 1970, các nước đang phát triển đã tăng lợi ích thương mại từ cá từ 0 lên hơn 40 tỷ USD mỗi năm”.
Ở Châu Phi và Châu Á, khoảng 95% dân số phụ thuộc vào hải sản để kiếm sống, nhiều người phải chật vật để kiếm sống bất chấp mức độ nguy hiểm trong công việc của họ. Năm 2019, đánh bắt cá thương mại được đánh giá là nghề nguy hiểm đến tính mạng, đứng thứ hai trên thế giới.
Tổng Giám đốc FAO đề ra 3 giải pháp để ngành thủy sản phát triển theo hướng bền vững, bao gồm tái đầu tư vào các chương trình bền vững biển và nước ngọt, đầu tư vào tăng trưởng đại dương và đảm bảo các biện pháp bảo vệ phù hợp với quản lý hiệu quả.
“Hãy đối xử với đại dương bằng sự tôn trọng xứng đáng, đại dương sẽ tha thứ cho những gì chúng ta đã làm và sẽ tự phục hồi. Đại dương sẽ vẫn mang lại lợi ích như trước đây - trở thành nguồn cung cấp tuyệt vời cho cuộc sống trên hành tinh trái đất”, Peter Thomson - Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ về Đại dương nhấn mạnh tại lễ khai mạc Hội thảo quốc tế ngành nuôi trồng thủy sản bền vững.
Năm 2020: “Một thỏa thuận mới với thiên nhiên”
4 trong số 10 mục tiêu trong Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của LHQ để bảo vệ các đại dương sẽ thực thi vào năm 2020, bao gồm cả đánh bắt cá bất hợp pháp.
Ông Peter Thomson nhấn mạnh: “Năm tới sẽ là một năm mà chúng ta tạo ra một thỏa thuận mới với thiên nhiên, với một loạt các sự kiện bảo vệ môi trường của LHQ sẽ diễn ra như: Hội nghị Đại dương, Hội nghị Đa dạng sinh học, Hội nghị Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế và Hội nghị về Biến đổi khí hậu (COP26)”.
Cuối buổi Hội thảo, người tham gia trình bày một tài liệu kỹ thuật tổng hợp các thông tin và tranh luận trong mỗi phiên họp sẽ được thảo luận tại phiên họp thứ 34 của Ủy ban Nghề cá (COFI) thuộc FAO tổ chức vào tháng 7/2020.
Tài liệu này sẽ hình thành nền tảng cho một tuyên bố chính sách cấp cao về vai trò, giá trị và tính bền vững của ngành thủy sản trên toàn cầu và khu vực.
“Nếu chúng ta tập trung vào khoa học, tinh thần đổi mới, công nghệ, chúng ta sẽ đảm bảo và bảo vệ một trong những ngành thực phẩm lâu đời nhất và bị đánh giá thấp nhất”, ông Donguy nhận định và kêu gọi các đại biểu tham gia vào mục tiêu chung và hướng tới sự thay đổi.