Chạy đua nhằm hạn chế BĐKH, các thành phố vượt xa các mục tiêu của chính phủ

14/03/2017 00:00

(TN&MT) - Các thành phố từ Oslo (Na Uy) đến Sydney (Úc) đang đặt mục tiêu kiềm chế biến đổi khí hậu (BĐKH) vốn vượt quá mục tiêu của quốc gia, gây xung đột với các chính quyền trung ương về việc ai kiểm soát chính sách năng lượng xanh, vận tải và xây dựng.

 

Toàn cảnh khu xây dựng trường mẫu giáo mới trong dự án xây dựng nhiên liệu hóa thạch ở Oslo, Na Uy vào ngày 3/2/2017. Ảnh: REUTERS / Alister Doyle
Toàn cảnh khu xây dựng trường mẫu giáo mới trong dự án xây dựng nhiên liệu hóa thạch ở Oslo, Na Uy vào ngày 3/2/2017. Ảnh: REUTERS / Alister Doyle


Từ cuối năm 2014, hơn 2.500 thành phố đã công bố kế hoạch giảm phát thải các-bon trước Liên Hợp Quốc, làm gương cho gần 200 quốc gia ký kết một thỏa thuận hồi tháng 12/2015 nhằm giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu.

Mặc dù không có số liệu thống kê chính thức nhưng nhiều mục tiêu của các thành phố tham vọng hơn nhiều so với các mục tiêu của chính phủ các nước theo Hiệp định Paris.

 

Một máy móc xây dựng điện gần Oslo, Na Uy ngày 30/1/2017. Ảnh: REUTERS / Alister Doyle
Một máy móc xây dựng điện gần Oslo, Na Uy ngày 30/1/2017. Ảnh: REUTERS / Alister Doyle


Hơn một nửa dân số thế giới sống ở các khu đô thị. Điều này đồng nghĩa với việc các đô thị sẽ đóng góp vai trò xác định việc chuyển đổi lịch sử từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch hơn ở Paris đã thành công hay chưa.

Nhưng khi nhiều thành phố trở nên quyết đoán hơn, các chính phủ bất đắc dĩ từ bỏ quyền cai quản.

Seth Schultz, Giám đốc nghiên cứu thuộc Nhóm các thành phố dẫn đầu về ứng phó với BĐKH (C40) có trụ sở tại New York, Mỹ cho biết: "Hầu hết các thành phố lớn của thế giới, từ Tokyo (Nhật Bản) đến Los Angeles (Mỹ) đang bắt đầu lấn chiếm “biên giới” của họ về các chính sách ở cấp quốc gia”.

 

Một máy đào hoạt động bằng nhiên liệu sinh học phá dỡ một trường mẫu giáo không sử dụng ở Oslo, Na Uy vào ngày 14/10/2016. Ảnh: REUTERS / Alister Doyle
Một máy đào hoạt động bằng nhiên liệu sinh học phá dỡ một trường mẫu giáo không sử dụng ở Oslo, Na Uy vào ngày 14/10/2016. Ảnh: REUTERS / Alister Doyle


“Sẽ có nhiều xung đột hơn trong việc xác định các chính sách nhằm hạn chế ô nhiễm không khí tại địa phương và tăng cường các mục tiêu nhằm hạn chế hạn hán, lở đất, sóng nhiệt và mực nước biển gia tăng” – ông Seth Schultz cho biết thêm.

Xu hướng này rõ ràng nhất ở các thành phố giàu có – nơi có thể cắt giảm lượng khí thải để đáp ứng nhu cầu của những cử tri giàu có và có ý thức về môi trường nhiều hơn các thành phố đang phát triển nhanh như Bangkok (Thái Lan), Nairobi (Kenya) hoặc Buenos Aires (Argentina).

Một ví dụ được đưa ra ở Oslo, nơi các nhà chức trách thuộc phái cánh tả xung đột với chính phủ thuộc phe cánh hữu của Na Uy về việc đẩy mạnh giảm phát thải khí nhà kính trong vòng bốn năm xuống còn khoảng 600.000 tấn, một trong những ý định cắt giảm cácbon quyết liệt nhất trên thế giới.

Toàn cảnh trường mẫu giáo bỏ không trước khi bị phá dỡ ở Oslo, Na Uy vào ngày 14/10/2016. Ảnh: REUTERS / Alister Doyle
Toàn cảnh trường mẫu giáo bỏ không trước khi bị phá dỡ ở Oslo, Na Uy vào ngày 14/10/2016. Ảnh: REUTERS / Alister Doyle


Kế hoạch cho thành phố với 640.000 người dân này dành cho các khu vực cấm xe cộ, các địa điểm xây dựng phi nhiên liệu hóa thạch, phí đường bộ cao và thu khí thải nhà kính từ lò đốt chất thải của thành phố.

Theo một nghiên cứu năm 2016, kế hoạch khí hậu của các thành phố và khu vực có thể cắt giảm thêm 500 triệu tấn khí thải nhà kính vào năm 2030 - tương đương với lượng phát thải của Pháp - vượt xa lượng cắt giảm phát thải của các chính phủ.

Niklas Hoehne, tác giả thuộc Viện nghiên cứu NewClimate Institute ở Đức cho biết: "Các thành phố thu được nhiều lợi ích rất lớn như giảm thiểu ô nhiễm không khí, giao thông công cộng tốt hơn”.

Ô nhiễm diesel

Tuy nhiên, kế hoạch này không phải lúc nào cũng phù hợp với chính quyền trung ương. Nhiều ý tưởng xanh của Oslo là sự thờ ơ đối với cử tri của Đảng Dân chủ cánh hữu nhiều quyền hành.

Một người lướt sóng cầm tấm ván khi nhìn những người lướt ván khác vào một ngày mùa thu tại bãi biển Manly, Úc, ngày 2/5/2013. REUTERS / David Gray / Ảnh chụp
Một người lướt sóng cầm tấm ván khi nhìn những người lướt ván khác vào một ngày mùa thu tại bãi biển Manly, Úc, ngày 2/5/2013. REUTERS / David Gray / Ảnh chụp


Phó Thị trưởng Lan Marie Nguyen Berg cho biết chính phủ đã trì hoãn kế hoạch về phí đường bộ mới của Oslo – kế hoạch đạt 7 USD cho xe diesel vào giờ cao điểm.

"Bộ Giao thông Na Uy đang giải quyết vấn đề này một cách chậm chạp, bằng cách yêu cầu các biển báo lớn và mới để giải thích các chi phí khác nhau và sửa đổi hệ thống máy tính để đăng ký đi xe” – bà Lan Marie Nguyen Berg nói.

Một vài người đi bộ quanh Nhà hát lớn vào mùa đông ở Oslo, Na Uy, ngày 11/12/2012. Ảnh: REUTERS / Suzanne Plunkett
Một vài người đi bộ quanh Nhà hát lớn vào mùa đông ở Oslo, Na Uy, ngày 11/12/2012. Ảnh: REUTERS / Suzanne Plunkett


Bộ trưởng Bộ Giao thông Na Uy Ketil Solvik-Olsen, thuộc Đảng Tiến bộ cho biết Bộ đang hợp tác giải quyết. “Bà Berg đưa ra lập luận không hợp lệ", ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, một lá thư ngày 4/11/2016 của Bộ Giao thông Na Uy được Reuters thông báo cho Cục Đường bộ Công cộng Na Uy để thiết kế một hệ thống máy tính quốc gia về phí đường bộ môi trường không chỉ dành riêng cho Oslo - thành phố duy nhất muốn có hệ thống này.

Magne Sandnes thuộc Omsorgsbygg group của thành phố Oslo kiểm tra thùng chứa nhiên liệu sinh học ở Oslo, Na Uy vào ngày 14/10/2016. Ảnh: REUTERS / Alister Doyle
Magne Sandnes thuộc Omsorgsbygg group của thành phố Oslo kiểm tra thùng chứa nhiên liệu sinh học ở Oslo, Na Uy vào ngày 14/10/2016. Ảnh: REUTERS / Alister Doyle


Bức thư cho biết thêm dự án sẽ bị trì hoãn trong ba tháng, cho đến tháng 10/2017.

Mai Đan

Tổng hợp từ Reuters

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chạy đua nhằm hạn chế BĐKH, các thành phố vượt xa các mục tiêu của chính phủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO