Nếu có thể dự đoán được sức mạnh hoặc cường độ của bão, người dân trên đất liền sẽ được chuẩn bị kỹ càng hơn khi biết một cơn bão chuẩn bị ập đến sẽ gây ra lũ lụt và gió tàn phá cây cối như bão Maria – cơn bão tàn phá Puerto Rico năm ngoái, hay chỉ làm rung cây cối và cửa sổ.
“Thực tế, việc chúng ta có những dự báo tốt hơn về hướng đi của bão là một bước đi đầu tiên rất quan trọng. Chúng ta đã đi một nửa con đường, và một nửa còn lại là cường độ của cơn bão”, Steve Bowen, Giám đốc Impact Forecasting và là nhà khí tượng học cho biết.
Theo một số nhà khoa học về khí tượng học, do nhiệt độ biển và không khí nóng lên nên bão mạnh hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến dự báo cường độ.
"Biến đổi khí hậu có khả năng ảnh hưởng đến tần suất, cường độ và hướng đi của các cơn bão nhiệt đới”, Kerry Emanuel, giáo sư khí tượng học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ đã viết trong một bài báo học thuật gần đây.
Đo cường độ của cơn bão một cách nhanh chóng và đưa ra những dự đoán về những biến đổi của cơn bão là chìa khóa để giúp mọi người trên đất liền có thời gian chuẩn bị ứng phó với mùa bão Đại Tây Dương trong năm nay sau một mùa bão tàn phá hồi năm 2017.
Maria, một trong hàng loạt cơn bão tàn phá năm ngoái đã làm chết 4.465 người, phá hủy đường dây điện và gây thiệt hại 90 tỷ USD ở Puerto Rico.
Hồi năm ngoái, Trung tâm bão quốc gia cho biết Trung tâm đã không dự báo đầy đủ sự gia tăng nhanh chóng của cơn bão Matthew vào năm 2016 khi cơn bão này mạnh cấp 5 với sức gió duy trì tối đa 270 km/h.
Tâm bão
Theo các nhà khoa học, có hàng chục mô hình khoa học để dự báo cường độ bão nhưng lại bị hạn chế sử dụng.
Trong khi việc theo dõi hướng đi của bão một cách khoa học phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu về điều kiện ngoại vi, dự báo cường độ lại phụ thuộc vào việc phát hiện sức mạnh của bão đến từ đâu bằng cách đo lường những gì đang xảy ra ở tâm bão.
Điều đó có nghĩa là một máy bay săn bão hoạt động trong cơn bão, đo tốc độ gió từ một phao dù trên trông khi một cơn bão đi qua hoặc dựa vào vệ tinh có thể bay qua một lần mỗi ngày.
Một dự án thu được nhiều dữ liệu hơn để dự đoán cường độ là Hệ thống Vệ tinh Danh mục Toàn cầu của Cyclone (CYGNSS), một chòm sao tám vệ tinh quỹ đạo thấp do NASA đưa ra hồi năm 2016.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tập trung vào mùa bão năm 2017 khi các cơn bão tàn phá Texas, Florida và Puerto Rico, gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD. Họ đang phát lại dữ liệu thu thập từ CYGNSS để xem xét mức ảnh hưởng của hệ thống này đến chất lượng của các dự báo và cách mà hệ thống có thể được sử dụng tốt hơn để dự đoán cường độ.
“CYGNSS có thể hoạt động hoàn toàn trong năm tới”, các nhà nghiên cứu cho biết.