Ấn Độ phục hồi dự án đập gây tranh cãi

10/09/2018 18:19

(TN&MT) - Một dự án đập lớn trên đảo Yamuna đang được chính phủ Ấn Độ “hồi sinh”, bất chấp những lo ngại về môi trường và tính bền vững về tài chính, và bất chấp trường hợp dự án đang được tòa án xem xét do các vấn đề về môi trường.

Lở đất là một trong nhiều thách thức ở đập Lakhwar. Ảnh: Bhim Singh Rawat / SANDRP
Lở đất là một trong nhiều thách thức ở đập Lakhwar. Ảnh: Bhim Singh Rawat / SANDRP

Sự hồi sinh của dự án đập Lakhwar-Vyasi ở lưu vực Thượng Yamuna ở Uttarakhand một lần nữa đặt ra câu hỏi về lòng trung thành của chính phủ đối với cam kết bảo tồn các lưu vực sông.

 

Vào ngày 28/8/2018, chính phủ Ấn Độ đã ký kết Bản ghi nhớ (MOU) với 6 chính quyền tiểu bang để tiếp tục dự án đa mục đích Lakhwar-Vyasi mặc dù dự án đang được Tòa án Xanh Quốc gia Ấn Độ (NGT) kiểm tra do các vấn đề môi trường. Tòa án hiện vẫn chưa đưa ra quyết định về dự án.

 

Nhân dịp ký kết Bản ghi nhớ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên nước của Ấn Độ Nitin Gadkari cho biết: “Delhi sẽ không gặp phải vấn đề về nước trong 20-25 năm tới khi dự án hoàn thành. Các thành phố ở Rajasthan, Haryana và Uttar Pradesh cũng sẽ được hưởng lợi từ dự án này”.

 

Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu hoàn thành dự án vào năm 2023 với chi phí 400 tỷ INR (tương đương 5,5 tỷ USD). 90% chi phí sẽ được chính quyền trung ương chi và 10% chi phí còn lại sẽ do các bang Uttar Pradesh, Rajasthan, Uttarakhand, Haryana, Delhi và Himachal Pradesh chi trả.

 

Một dự án bị bỏ rơi trong vùng sinh thái nhạy cảm

 

Lakhwar-Vyasi là một dự án thủy điện 300 MW (HEP) liên quan đến việc xây dựng đập bê tông cao 204 mét với một hồ chứa dài 40 km trên sông Yamuna gần làng Lohari ở Dehradun. Theo dự tính ban đầu, một phần của dự án phát triển tích hợp lớn hơn bao gồm HEP của dòng sông Vasi (với hai đơn vị trong đó mỗi đơn vị 60 MW) ở hạ lưu Lakhwar HEP.

 

Công trình xây dựng trên dự án Lakhwar Vyasi bắt đầu vào năm 1987 và dừng lại vào năm 1992 do nguồn vốn không đủ. Trong khi công việc trên Vyasi bắt đầu vào năm 2014, không có hoạt động nào bắt đầu trên đập Lakhwar kể từ năm 1992.

 

Tuy nhiên, các nhà môi trường lo ngại tác động môi trường và xã hội của việc đưa một dự án lớn như vậy vào một khu vực sinh thái mong manh đang bị trung tâm và các bang bỏ qua, và Chính phủ đã công bố dự án này.

Bản đồ vị trí đập. Ảnh: Himanshu Thakkar / SANDRP
Bản đồ vị trí đập. Ảnh: Himanshu Thakkar / SANDRP

Vấn đề lo ngại đầu tiên và quan trọng nhất là con đập hồ chứa khổng lồ sẽ “giết chết” dòng chảy của sông Yamuna ở hạ lưu. Điều này sẽ có tác động lớn đến các bang phụ thuộc nông nghiệp như Uttar Pradesh và Haryana.

 

Một bản kiến ​​nghị năm 2015 do các nhà hoạt động Manoj Misra và Bhim Singh Rawat đệ trình trong NGT cho biết: “Dự án thủy điện 300 MW Lakhwar-Vyasi được lên kế hoạch chỉ cách 120 km từ nguồn gốc của nó tại Yamunotri. Với một hồ chứa dài 40 km sẽ tạo ra nếu đập được xây dựng, dòng chảy tự do của sông Yamuna sẽ bị giảm xuống chỉ còn 75-80 km”.

 

Mishra - cựu nhân viên Cục Kiểm lâm Mỹ nói với thethirdpole.net: “Con đập này cao hơn 200 mét và sẽ tạo ra một hồ chứa lớn. Nó sẽ chuyển đổi toàn bộ dòng sông thành một cái gì đó tương tự như hồ. Gió mùa là thời điểm khi dòng sông phục hồi và có dòng chảy, nhưng ngay cả vào thời điểm đó, điều này sẽ kết thúc. Nó sẽ là một “hồi chuông báo tử” cuối cùng cho hệ thống sông Yamuna. Đoạn sông dài 170 km hiện đang sống có thể sẽ chết. Ganga (sông Hằng) và Lakhwar bị hủy hoại bởi đập Tehri sẽ kết thúc Yamuna. Thật không may, trên một khía cạnh nào đó chúng ta muốn làm sống lại hệ thống sông Hằng nhưng mặt khác chúng ta đang “giết” Yamuna - nhánh sông lớn nhất của sông Hằng ”.

 

Đập Tehri được xây dựng trên sông Bhagirathi tại Tehri, bang Uttarakhand và được cho là nguyên nhân gây giảm đáng kể dòng chảy của sông Hằng. Hồ chứa Tehri có chiều dài khoảng 42 km, tương tự kích thước của hồ chứa Lakhwar được đề xuất trên đảo Yamuna.

 

Khu vực dự án cũng nằm trong vùng dễ bị động đất, do đó càng làm cho khu vực này dễ bị thiên tai. Hơn nữa đây là khu vực hạ lưu nơi sông Aglar gặp Yamuna, một dòng chảy phong phú về cá Mahseer và sẽ tác động đến sự di chuyển và dân số của nó.

 

Điểm tranh luận lớn nhất là dự án được phép tiếp tục mà không có bất kỳ nghiên cứu khoa học hoặc đánh giá tác động môi trường (EIA) thích hợp nào. Quá trình giải phóng mặt bằng triển khai dự án được tiến hành vào những năm 1980 nhưng các chuyên gia cho rằng nó đã được thực hiện tại một thời điểm khi ý thức môi trường khác nhau và báo cáo chỉ đề cập đến sự mất mát của cây trồng và chuyển đổi đất rừng mà không nhắc đến tác động trực tiếp hay gián tiếp của dự án.

 

“Dự án không có EIA, không có phiên điều trần công khai, không có thẩm định. Chỉ có công tác giải phóng mặt bằng được triển khai vào những năm 1980. Công việc đã bị ngừng lại vào những năm 1990. Không có đánh giá tác động cộng đồng, không có đánh giá tác động thảm họa. Đây là khu vực rất dễ bị động đất và lở đất. Nó cũng là một phần của hệ thống sông Hằng, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự trẻ hóa của sông Hằng? Nghiên cứu lấy từ đâu?

 

Cũng không có thỏa thuận chính thức về việc chia sẻ nước giữa các bang sẵn sàng chia sẻ nước” - Himanshu Thakkar, một kỹ sư IIT và điều phối viên Mạng lưới Nam Á về Đập, Sông ngòi và Con người (SANDRP) nói với thethirdpole.net.

 

Sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng nước của Delhi?

 

Mặc dù chính phủ giới thiệu dự án này như một giải pháp cho cuộc khủng hoảng nước của Delhi nhưng các chuyên gia về nước đã đặt câu hỏi lớn về hiệu quả của dự án. Vấn đề không phải là nguồn cung cấp nước mà quản lý nước cần được giải quyết.

 

“Khi còn là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên nước của Delhi, Kapil Mishra đã cho biết Delhi không cần nước từ đập Renuka hay bất kỳ nguồn bên ngoài nào khác. Vậy tại sao ông Arvind Kejriwal, Thủ hiến bang Delhi lại ủng hộ và tiếp tục dự án? Kejriwal cũng đã nói rằng Delhi không cần nhiều nước hơn trước đó. Ngoài ra còn có một nghiên cứu của INTACH cũng đồng tình rằng quản lý tốt hơn là điều cần thiết”, Thakkar cho biết.

 

Các chuyên gia cho rằng bang Uttar Pradesh nằm trong lưu vực sông Hằng giàu nước và Haryana lấy nước từ Yamuna, do đó sự biện minh để rút nước từ dự án này là không hợp lý.

 

Nhà môi trường Manshi Asher thuộc Tổ chức Nghiên cứu và Hành động Môi trường Himdhara nói với thethirdpole.net rằng Himachal Pradesh là bang ký kết theo thỏa thuận lưu vực mặc dù chính bang này đang vật lộn với khả năng tài chính của các dự án thủy điện.

 

“Có ba dự án được lên kế hoạch ở Himachal, bao gồm các đập Renuka và Kishau. Cần phải phân tích rõ xem các đập này sẽ tạo ra sự hủy diệt hay mang lại lợi ích. Ngoài ra, khả năng tài chính cũng là một vấn đề cần xem xét. Himachal đã không bắt đầu triển khai dự án tại các đập được đề xuất do thiếu khả năng tài chính. Nơi đậy vẫn đang phải đối mặt với tổn thất doanh thu từ các đập hiện có. Chi phí mất rừng rất cao. Phân tích về chi phí-lợi ích cần phải được thực hiện trước khi bắt tay vào các dự án như vậy”, Asher đánh giá.

 

Chuyên gia về môi trường và quản lý nước Ravi Chopra, người trước đó đã đánh giá các dự án thủy điện ở Uttarakhand cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành điều tra các đập hiện tại và đang xây dựng ở Uttarakhand trong năm 2013-2014 và nhận thấy các tác động tiêu cực đối với môi trường. Chúng tôi không thể làm gì nhiều để giảm nhẹ tác động này nhưng chúng tôi đang yêu cầu chính phủ xem xét các giải pháp thay thế. Khi năng lượng mặt trời được đề xuất là biện pháp thay thế về kinh tế, chính phủ nên đưa ra một “Sách trắng” (hay bạch thư là một bản báo cáo hoặc bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền với mục đích giúp người đọc hiểu về một vấn đề, giải quyết một vấn đề hoặc ra một quyết định – PV) so sánh các cách khác nhau để tạo ra điện. ”

 

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng mặc dù chi phí thủy điện tăng cao và thực tế là các nước trên thế giới đang tự tách mình khỏi các dự án thủy điện lớn do thiếu khả năng tài chính và thiệt hại về sinh thái, Ấn Độ vẫn đang tập trung vào các dự án thủy điện lớn. Ngay cả khi các nhà môi trường đòi hỏi cơ chế minh bạch hơn về dự án và nhu cầu tham gia toàn diện và công bằng của cộng đồng địa phương trong quá trình ra quyết định, chương trình nghị sự chính trị đang phục hồi các dự án có vấn đề từ quan điểm bảo tồn sông.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ấn Độ phục hồi dự án đập gây tranh cãi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO