(TN&MT) - Mặc dù các bị cáo Quý, Thúy một mực kêu oan trước tòa, các luật sư bào chữa cũng chỉ ra nhiều điểm vô lý nhưng HĐXX vẫn tuyên y án, bác đơn kháng cáo trước sự thất vọng của nhiều người tham dự phiên tòa...
Sáng 21/12, TAND TP. Hà Nội tiếp tục ngày xét xử thứ 3 phiên tòa phúc thẩm vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra tại Vân Côn - Hoài Đức (Hà Nội) theo đơn kháng cáo kêu oan của hai bị cáo là hai anh em ruột Quản Đắc Quý (SN 1981) và Quản Đắc Thúy (SN 1971), sáng nay HĐXX chính thức tuyên án. Ngay khi bắt đầu phiên xử, thẩm phán Hoàng Nhật Tân - Chủ tọa phiên tòa đã tóm tắt vụ án và diễn biến 2 ngày trước của phiên tòa.
Sáng 21/12, TAND TP. Hà Nội tiếp tục ngày xét xử thứ 3 phiên tòa phúc thẩm vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra tại Vân Côn - Hoài Đức (Hà Nội) theo đơn kháng cáo kêu oan của hai bị cáo là hai anh em ruột Quản Đắc Quý (SN 1981) và Quản Đắc Thúy (SN 1971), sáng nay HĐXX chính thức tuyên án. Ngay khi bắt đầu phiên xử, thẩm phán Hoàng Nhật Tân - Chủ tọa phiên tòa đã tóm tắt vụ án và diễn biến 2 ngày trước của phiên tòa.
Đọc lại bản cáo trạng, thẩm phán Hoàng Nhật Tân cho biết, khoảng 16h, chiều 19/7/2003, ba bố con ông Quản Đắc Họp (62 tuổi), Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thúy có mâu thuẫn chuyện đất đai với gia đình ông Đỗ Đăng Của (SN 1977) và ông Đỗ Đăng Chuyên (SN 1948), cùng trú xã Vân Côn.
Trong quá trình này, ông Quản Đắc Họp đến nơi gia đình ông Chuyên đang đào móng làm nhà thì hai bên xảy ra xô xát. Trong lúc xô xát, ông Chuyên bị ngã. Lúc sau, Quản Đắc Thúy và Quản Đắc Quý tiếp tục xô xát với anh Của khiến nạn nhân phải chạy về.
Khi anh Của chạy gần đến nhà ông Họp thì Quý đuổi kịp, dùng hung khí đánh. Sau sự việc, người dân can ngăn, đưa người bị thương đi cấp cứu.
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định do chưa đủ cơ sở để chứng minh ai là người gây ra chấn thương cho ông Chuyên nên quyết định tách rút tài liệu để tiếp tục làm rõ, xử lý sau.
Điều tra bổ sung, cơ quan điều tra thu thập được tài liệu phản ánh ông Họp bị thương tật, được xét chế độ thương binh và tình trạng bệnh động kinh. Cơ quan điều tra yêu cầu bị can Họp đi giám định tại Viện giám định Pháp y tâm thần Trung ương nhưng bị can từ chối. Do vậy, chưa đủ căn cứ để xác định người này có đủ năng lực xử lý trách nhiệm hình sự.
Từ đó, cơ quan công an quyết định tách vụ án hình sự số 45/PC45-Đ13 đối với hành vi cố ý gây thương tích của bị can Họp, quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự.
Đến ngày 26/05/2017, sau 14 năm kể từ ngày khởi tố, TAND huyện Hoài Đức đã mở phiên xử sơ thẩm lần đầu. Tại tòa, các luật sư bào chữa cho hai bị cáo đề nghị hoãn nhưng không được HĐXX sơ thẩm chấp nhận.
Tại phiên sơ thẩm, các bị cáo Quý và Thúy khẳng định khi xảy ra xô xát cả hai không có mặt tại hiện trường, không gây thương tích cho Đỗ Đăng Của nên nhận tội. Tuy nhiên, HĐXX sơ thẩm cho rằng đủ căn cứ xác định các bị cáo gây thương tích cho bị hại nên tuyên phạt Quý 5 năm 6 tháng tù và Thúy 5 năm tù. Sau phiên xét xử, các bị cáo kêu oan nên làm đơn kháng cáo đến TAND TP. Hà Nội.
Ngày 19/12, ở phiên xử phúc thẩm tại TAND TP. Hà Nội, nhiều nhân chứng đồng loạt khẳng định các bị cáo Quý và Thúy không có mặt tại hiện trường sự việc, thậm chí lời khai của bị hại có nhiều mâu thuẫn. Ngoài ra, các luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng đưa ra những phân tích đầy lý lẽ, thuyết phục về dấu hiệu oan sai.
Cụ thể, khai trước tòa, ông Quản Đắc Họp (bố bị cáo Thúy và Quý) khẳng định hai con ông không có ở hiện trường vụ án. ''Hôm đó, tôi chờ UBND xã xuống giải quyết tranh chấp đất đai. Tôi ra thấy ông Chuyên đứng cầm dao. Tôi giằng co con dao với ông Chuyên. Sau đó tôi giành được và đuổi anh Chắt, còn anh Của đuổi đằng sau. Trong lúc anh Của ngã xuống mương, tôi vẫn đuổi anh Chắt''.
''Hai con tôi đã bảo 2 cháu ra lò gạch làm trước đó. Xô xát xảy ra chốc lát không hề có 2 bị cáo Quý, Thúy tại hiện trường'', ông Họp khai và kiên quyết đề nghị HĐXX minh oan cho gia đình. Sau đó, HĐXX đã đọc nhiều lời khai trong các bút lục của Cơ quan điều tra được cho là của ông Họp khai nhưng ông Họp lại khẳng định chưa bao giờ khai như vậy.
Nhiều nhân chứng khác có mặt tại tòa cũng khẳng định bị cáo Quý và Thúy vô can trong vụ án. Nhân chứng Quản Đắc Tiến khai: ''Tại hôm đó, tôi cùng người dân ra rất đông. Tôi vừa đến trạm bơm, tôi thấy anh Của ngã ngay xuống lòng mương, bị hại Của ngã gây thương tích, không hề do ai đánh. Anh Của cầm dao đuổi theo ông Họp rồi anh Của ngã ngay xuống lòng mương. Tôi không hề thấy hai bị cáo có mặt tại hiện trường. Tôi đã trình bày sự việc một lần với cơ quan công an''.
Trong khi đó, có mặt tại phiên tòa, nhân chứng Công nói: ''Ông Của đuổi đằng sau ông Họp. Mắt tôi nhìn thấy anh Của ngã ngay xuống mương. TAND cấp sơ thẩm đọc tên tôi làm nhân chứng mà không cho tôi nói''. Tương tự, nhân chứng Thế cũng nói: "Tôi chứng kiến sự việc. Khoảng 4 - 5h chiều, tôi về qua nhà ông Họp thấy đông người. Tôi thấy ông Họp đuổi theo anh Chắt, anh Của vác dao đuổi ông Họp. Khi ông Họp nhảy được qua bờ rào, anh Của ngã gọn dưới lòng mương. Khi đó có cả trăm con mắt của nhân dân nhìn thấy chứ không phải mình tôi''.
Còn nhân chứng Hảo, nhân viên y tế xã Vân Côn, là người sơ cứu cho bị hại Của nói: ''Tôi là bác sĩ làm việc trong cơ quan Nhà nước. Chiều hôm đó, tôi có xử lý 1 bệnh nhân là anh Của. Anh Của đến tỉnh táo bình thường, gọi vẫn biết. Vài ngày sau, khi Cơ quan điều tra có hỏi, tôi đã cung cấp hồ sơ chứng từ cho họ. Giờ có hỏi tôi thương tích anh Của thế nào thì tôi cũng không biết bởi mười mấy năm làm y tế tôi cũng có hàng nghìn bệnh nhân".
Tại phiên tòa, một nhân chứng khác tên Thích cho biết không hề có quan hệ anh em họ hàng với gia đình bị cáo và bị hại và cũng không hề có mâu thuẫn gì với gia đình bị hại, bị cáo nói: "Tôi chứng kiến trực tiếp. Khi đó, ở quê thì thường hay gọi là vào nhá nhem tối, tôi thấy ông Của ngã xuống mương, bao nhiêu người dân biết. Giữa ông Họp với ông Của không giáp mặt nhau. Sau khi xảy ra sự việc, anh trai của ông Của cầm rất nhiều giấy tờ ra gặp tôi nói tôi giúp làm chứng cho anh Của thắng kiện. Nhưng tôi từ chối và nói rằng đừng làm những việc thiếu lương tâm như vậy, hai đứa bé vô tội''.
Tuy nhiên, đại viện Viện Kiểm sát cho rằng, lúc xảy ra vụ án các bị cáo đều có mặt tại hiện trường và gây ra thương tích cho bị hại là anh Của. Điều này phù hợp với lời khai ban đầu của bị hại cũng như các chứng cứ và lời khai thu thập có trong hồ sơ vụ án. Từ đó, có đủ cơ sở kết luận các bị cáo dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho anh Của.
Đại diện Viện kiểm sát cũng cho rằng, HĐXX cấp sơ thẩm tuyên các bị cáo mức án như trên là có căn cứ. Đơn kháng cáo của các bị cáo không phạm tội ''Cố ý gây thương tích'' là không có căn cứ. Chính vì vậy, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX bác kháng cáo của hai bị cáo, giữ nguyên mức án như HĐXX cấp sơ thẩm đã tuyên về mặt tội danh, hình phạt.
Tại phần tuyên án sáng nay, mặc dù các bị cáo Quý, Thúy một mực kêu oan trước tòa, thẩm phán Hoàng Nhật Tân - Chủ tọa phiên tòa chính thức tuyên bác kháng cáo kêu oan của 2 bị cáo Quý, Thúy, giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND huyện Hoài Đức. Bị cáo Quản Đắc Quý bị tuyên 5 năm 6 tháng tù, bị cáo Quản Đắc Thuý bị tuyên 5 năm tù.
Đến ngày 26/05/2017, sau 14 năm kể từ ngày khởi tố, TAND huyện Hoài Đức đã mở phiên xử sơ thẩm lần đầu. Tại tòa, các luật sư bào chữa cho hai bị cáo đề nghị hoãn nhưng không được HĐXX sơ thẩm chấp nhận.
Tại phiên sơ thẩm, các bị cáo Quý và Thúy khẳng định khi xảy ra xô xát cả hai không có mặt tại hiện trường, không gây thương tích cho Đỗ Đăng Của nên nhận tội. Tuy nhiên, HĐXX sơ thẩm cho rằng đủ căn cứ xác định các bị cáo gây thương tích cho bị hại nên tuyên phạt Quý 5 năm 6 tháng tù và Thúy 5 năm tù. Sau phiên xét xử, các bị cáo kêu oan nên làm đơn kháng cáo đến TAND TP. Hà Nội.
Ngày 19/12, ở phiên xử phúc thẩm tại TAND TP. Hà Nội, nhiều nhân chứng đồng loạt khẳng định các bị cáo Quý và Thúy không có mặt tại hiện trường sự việc, thậm chí lời khai của bị hại có nhiều mâu thuẫn. Ngoài ra, các luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng đưa ra những phân tích đầy lý lẽ, thuyết phục về dấu hiệu oan sai.
Cụ thể, khai trước tòa, ông Quản Đắc Họp (bố bị cáo Thúy và Quý) khẳng định hai con ông không có ở hiện trường vụ án. ''Hôm đó, tôi chờ UBND xã xuống giải quyết tranh chấp đất đai. Tôi ra thấy ông Chuyên đứng cầm dao. Tôi giằng co con dao với ông Chuyên. Sau đó tôi giành được và đuổi anh Chắt, còn anh Của đuổi đằng sau. Trong lúc anh Của ngã xuống mương, tôi vẫn đuổi anh Chắt''.
''Hai con tôi đã bảo 2 cháu ra lò gạch làm trước đó. Xô xát xảy ra chốc lát không hề có 2 bị cáo Quý, Thúy tại hiện trường'', ông Họp khai và kiên quyết đề nghị HĐXX minh oan cho gia đình. Sau đó, HĐXX đã đọc nhiều lời khai trong các bút lục của Cơ quan điều tra được cho là của ông Họp khai nhưng ông Họp lại khẳng định chưa bao giờ khai như vậy.
Nhiều nhân chứng khác có mặt tại tòa cũng khẳng định bị cáo Quý và Thúy vô can trong vụ án. Nhân chứng Quản Đắc Tiến khai: ''Tại hôm đó, tôi cùng người dân ra rất đông. Tôi vừa đến trạm bơm, tôi thấy anh Của ngã ngay xuống lòng mương, bị hại Của ngã gây thương tích, không hề do ai đánh. Anh Của cầm dao đuổi theo ông Họp rồi anh Của ngã ngay xuống lòng mương. Tôi không hề thấy hai bị cáo có mặt tại hiện trường. Tôi đã trình bày sự việc một lần với cơ quan công an''.
Trong khi đó, có mặt tại phiên tòa, nhân chứng Công nói: ''Ông Của đuổi đằng sau ông Họp. Mắt tôi nhìn thấy anh Của ngã ngay xuống mương. TAND cấp sơ thẩm đọc tên tôi làm nhân chứng mà không cho tôi nói''. Tương tự, nhân chứng Thế cũng nói: "Tôi chứng kiến sự việc. Khoảng 4 - 5h chiều, tôi về qua nhà ông Họp thấy đông người. Tôi thấy ông Họp đuổi theo anh Chắt, anh Của vác dao đuổi ông Họp. Khi ông Họp nhảy được qua bờ rào, anh Của ngã gọn dưới lòng mương. Khi đó có cả trăm con mắt của nhân dân nhìn thấy chứ không phải mình tôi''.
Còn nhân chứng Hảo, nhân viên y tế xã Vân Côn, là người sơ cứu cho bị hại Của nói: ''Tôi là bác sĩ làm việc trong cơ quan Nhà nước. Chiều hôm đó, tôi có xử lý 1 bệnh nhân là anh Của. Anh Của đến tỉnh táo bình thường, gọi vẫn biết. Vài ngày sau, khi Cơ quan điều tra có hỏi, tôi đã cung cấp hồ sơ chứng từ cho họ. Giờ có hỏi tôi thương tích anh Của thế nào thì tôi cũng không biết bởi mười mấy năm làm y tế tôi cũng có hàng nghìn bệnh nhân".
Tại phiên tòa, một nhân chứng khác tên Thích cho biết không hề có quan hệ anh em họ hàng với gia đình bị cáo và bị hại và cũng không hề có mâu thuẫn gì với gia đình bị hại, bị cáo nói: "Tôi chứng kiến trực tiếp. Khi đó, ở quê thì thường hay gọi là vào nhá nhem tối, tôi thấy ông Của ngã xuống mương, bao nhiêu người dân biết. Giữa ông Họp với ông Của không giáp mặt nhau. Sau khi xảy ra sự việc, anh trai của ông Của cầm rất nhiều giấy tờ ra gặp tôi nói tôi giúp làm chứng cho anh Của thắng kiện. Nhưng tôi từ chối và nói rằng đừng làm những việc thiếu lương tâm như vậy, hai đứa bé vô tội''.
Tuy nhiên, đại viện Viện Kiểm sát cho rằng, lúc xảy ra vụ án các bị cáo đều có mặt tại hiện trường và gây ra thương tích cho bị hại là anh Của. Điều này phù hợp với lời khai ban đầu của bị hại cũng như các chứng cứ và lời khai thu thập có trong hồ sơ vụ án. Từ đó, có đủ cơ sở kết luận các bị cáo dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho anh Của.
Đại diện Viện kiểm sát cũng cho rằng, HĐXX cấp sơ thẩm tuyên các bị cáo mức án như trên là có căn cứ. Đơn kháng cáo của các bị cáo không phạm tội ''Cố ý gây thương tích'' là không có căn cứ. Chính vì vậy, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX bác kháng cáo của hai bị cáo, giữ nguyên mức án như HĐXX cấp sơ thẩm đã tuyên về mặt tội danh, hình phạt.
Tại phần tuyên án sáng nay, mặc dù các bị cáo Quý, Thúy một mực kêu oan trước tòa, thẩm phán Hoàng Nhật Tân - Chủ tọa phiên tòa chính thức tuyên bác kháng cáo kêu oan của 2 bị cáo Quý, Thúy, giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND huyện Hoài Đức. Bị cáo Quản Đắc Quý bị tuyên 5 năm 6 tháng tù, bị cáo Quản Đắc Thuý bị tuyên 5 năm tù.
Ngay sau khi thẩm phán Hoàng Nhật Tân vừa tuyên án, cả phòng xét xử náo loạn bởi rất nhiều người không đồng ý với phán quyết của HĐXX. Nhiều người dân và người nhà bị cáo thất vọng, gào khóc trước công đường khi cho rằng phán quyết của tòa là không thuyết phục, oan sai, không tâm phục khẩu phục.
Nhận bản án của tòa, các bị cáo và luật sư bào đều rất thất vọng và cho biết sẽ tiếp tục có đơn đề nghị VKSND cấp cao tại Hà Nội và TAND cấp cao tại Hà Nội kháng nghị, giám đốc thẩm với vụ án.
Trao đổi với PV, bị cáo Quản Đắc Quý thất vọng tột cùng nói: ''Tôi không tin là HĐXX lại tuyên y án khi hầu như các nhân chứng đều khẳng định anh em tôi không có mặt tại hiện trường. Các luật sư bào chữa cho tôi cũng đã chỉ ra nhiều điểm vô lý trong hồ sơ vụ án nhưng không hiểu sao HĐXX lại không để ý đến mà tuyên y án. Chúng tôi không chấp nhận bản án này và sẽ kháng cáo đến tòa cấp cao vì tôi tin công lý sẽ được thực thi''.
Trong khi đó, một người dân xã Vân Côn tham dự phiên tòa cũng nói: "Tôi cũng không hiểu vì sao tòa lại tuyên y án mặc dù các bị cáo một mực kêu oan, các nhân chứng cũng đều khẳng định Quý và Thúy không có mặt ở hiện trường vụ việc. Quyết định của tòa rõ ràng là thiếu thuyết phục, tội 2 đứa bé mất cả tương lai vì vụ việc chẳng ra đâu''.
Nhận bản án của tòa, các bị cáo và luật sư bào đều rất thất vọng và cho biết sẽ tiếp tục có đơn đề nghị VKSND cấp cao tại Hà Nội và TAND cấp cao tại Hà Nội kháng nghị, giám đốc thẩm với vụ án.
Trao đổi với PV, bị cáo Quản Đắc Quý thất vọng tột cùng nói: ''Tôi không tin là HĐXX lại tuyên y án khi hầu như các nhân chứng đều khẳng định anh em tôi không có mặt tại hiện trường. Các luật sư bào chữa cho tôi cũng đã chỉ ra nhiều điểm vô lý trong hồ sơ vụ án nhưng không hiểu sao HĐXX lại không để ý đến mà tuyên y án. Chúng tôi không chấp nhận bản án này và sẽ kháng cáo đến tòa cấp cao vì tôi tin công lý sẽ được thực thi''.
Trong khi đó, một người dân xã Vân Côn tham dự phiên tòa cũng nói: "Tôi cũng không hiểu vì sao tòa lại tuyên y án mặc dù các bị cáo một mực kêu oan, các nhân chứng cũng đều khẳng định Quý và Thúy không có mặt ở hiện trường vụ việc. Quyết định của tòa rõ ràng là thiếu thuyết phục, tội 2 đứa bé mất cả tương lai vì vụ việc chẳng ra đâu''.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.