Kinh tế

Unilever chung tay thúc đẩy phân loại rác thải nhựa tại nguồn

P. Vũ 20/12/2024 - 09:41

(TN&MT) - Với hơn 35 triệu sản phẩm được người dân Việt Nam tin dùng mỗi ngày, Unilever đã tiên phong đẩy mạnh nhiều kế hoạch dài hạn và toàn diện hướng đến quản lý rác thải nhựa hiệu quả.

Từ duy xanh đến hành động xanh

Trước tình hình môi trường khí hậu toàn cầu đang ở mức báo động, phát triển bền vững trở thành bài toán lớn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đóng góp vào công cuộc đi tìm lời giải chung cho toàn cầu, Unilever đã và đang triển khai các kế hoạch hành động hướng tới phi phát thải để tăng trưởng bền vững hơn.

Cụ thể, với mong muốn giảm thiểu tối đa lượng rác thải nhựa trong môi trường tự nhiên và nâng cao ý thức người dân về lối sống xanh, Unilever và Urenco đã ký kết thỏa thuận về việc phân loại rác thải tại nguồn gắn liền với xử lý thu gom rác thải nhựa tại Hà Nội giai đoạn năm năm từ 2020 - 2025. Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ làm giảm thiểu tối đa lượng rác thải nhựa thải ra môi trường, trả lại cho người dân một môi trường sống an toàn và bền vững.

Ngoài chương trình trên, Unilever hiện đang là đồng chủ trì trong chương trình hợp tác công tư cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng tới xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam. Chương trình hợp tác với URENCO là một trong nhiều nỗ lực của Unilever hướng tới mục tiêu xây dựng nền kinh tế tuần hoàn - phương án bền vững nhằm giải quyết vấn đề rác thải nhựa tại Việt Nam.

ba-le-thi-hong-nhi-pho-tong-giam-doc-truyen-thong-doi-ngoai-va-phat-trien-ben-vung-unilever-viet-nam.jpg

Bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Truyền thông - Đối ngoại và Phát triển bền vững của Unilever Việt Nam chia sẻ, Unilever đã và đang triển khai khá nhiều dự án về thu gom, phân loại rác tại nguồn ở tại nhiều địa bàn đặc biệt là Hà Nội và TP HCM. Unilever đã từng phối hợp với Urenco triển khai ở 3 phương quận Hoàn Kiếm từ năm 2020 và thu được một số kết quả nhất định. Năm 2023, Unilever phối hợp với UBND Quận 7 triển khai dự án F75 - Phân loại, thu gom và tái chế rác thải nhựa theo mô hình kinh tế tuần hoàn dựa vào cộng đồng.

Hiện, Unilever Việt Nam đã thu gom, xử lý hơn 20.000 tấn rác thải nhựa thông qua những chương trình hợp tác, phát triển 73% bao bì sản phẩm có khả năng tái chế hoặc dễ dàng phân hủy, đồng thời giảm 82% lượng nhựa nguyên sinh thông qua cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái sinh PCR trong sản xuất bao bì.

Đáng chú ý, Unilever triển khai các hoạt động thu gom đổi rác nhựa lấy quà, truyền thông, tuyên truyền, tập huấn về phân loại rác thải nhựa và tạo thói quen phân loại rác thải tại nguồn. Hội Phụ nữ là đơn vị triển khai chính trong công tác vận động, tuyển truyền. Thu gom là đơn vị thug om rác dân lập địa phương hằng ngày kết hợp với đổi rác lấy quà hàng tuần. Sau đó kết nối với các nhà tái chế như Duy Tân để tái chế rác nhựa thu được thành sản phẩm bao bì. Ước tính có gần 800 người đã tham gia các buổi tập huấn, tuyên truyền đến gần 20.000 hộ dân, thu gom được 4,5 tấn rác thải nhựa trong hơn 6 tháng tại 3 phường, hơn 1 triệu lượt tiếp cận trên các nền tảng mạng xã hội.

Bên cạnh đó, Unilever tổ chức chương trình “Văn hóa tái chế học đường” tại 10 trường trên địa bàn Quận 7, nâng cao nhận thức đến hơn 11 ngàn học sinh. Đa số người dân có thái độ tích cực đối với việc phân loại rác, đồng thời cho thấy sự hài lòng cao đối với các hoạt động trong dự án. Dự án đã nhận được sự ủng hộ và tham gia tích cực từ các đơn vị đoàn thể như Hội Phụ nữ, UBND các phường.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định, từ ngày 31/12/2024, phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là việc làm bắt buộc đối với mọi cá nhân và hộ gia đình. Theo đó, CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân thành 3 loại: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và CTRSH khác. Đáng chú
ý, khoản 2 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: Cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH có quyền từ chối thu gom, vận chuyển CTRSH của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lấy sức khỏe và môi trường làm phương châm phát triển

Ngoài hoạt động phân loại rác thải nhựa tại nguồn, Unilever đã và đang hướng đến mục tiêu tạo ra các sản phẩm hiệu suất cao và tốt hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua hai hành động cụ thể: nghiên cứu phát triển công thức sản phẩm tốt hơn, và thúc đẩy bao bì sản phẩm bền vững.

ba-le-thi-hong-nhi-pho-tong-giam-doc-truyen-thong-doi-ngoai-va-phat-trien-ben-vung-unilever-viet-nam-2-.jpg

Bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Truyền thông - Đối ngoại và Phát triển bền vững của Unilever Việt Nam cho biết, về thiết kế bao bì, các sản phẩm của Unilever hiện nay, được thiết kế với bao bì hiện đại hơn, nhẹ hơn và giảm lượng nhựa trong thiết kế. Unilever Việt Nam đã giảm lượng nhựa sử dụng trong bao bì thông qua cắt giảm nhựa nguyên sinh và tận dụng nhựa PCR, đạt 65% bao bì có khả năng tái chế.

Cùng với đó, Unilever cũng đẩy mạnh hàm lượng tái chế với 54% bao bì chai của công ty sử dụng nhựa tái sinh thay cho nhựa nguyên sinh có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch, trong đó, các nhãn hàng Sunlight, Lux, Vim, Comfort được làm từ 100% nhựa tái sinh. Việc tăng cường sử dụng nhựa tái sinh đang giúp Unilever cắt giảm lượng nhựa nguyên sinh đưa vào sản xuất, đồng thời cắt giảm phát thải khí nhà kính.

Một trong những điểm nhấn trong chiến lược phát triển của Unilever là Chương trình/sáng kiến của Unilever hỗ trợ xử lý các loại bao bì đa lớp giá trị thấp. Unilever đã triển khai nhiều chương trình và sáng kiến để hỗ trợ xử lý các loại bao bì đa lớp giá trị thấp. Một trong những sáng kiến nổi bật là cuộc thi “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024”.

Tháng 4/2024, Unilever Việt Nam phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cuộc thi Cuộc thi “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” nhằm tìm kiếm và vinh danh các sáng kiến mới, giải pháp đổi mới sáng tạo nâng cao chuỗi giá trị tuần hoàn nhựa, chú trọng giải pháp thu gom, phân loại và tái chế rác thải bao bì nhựa, đặc biệt là bao bì nhựa mềm tại Việt Nam. Cuộc thi hỗ trợ kết nối 42 chuyên gia đầu ngành, tư vấn, nâng cao hiệu quả giải pháp và ý tưởng về 3 khía cạnh quan trọng: Tác động và Bền vững, Nguồn lực đầu vào, và Khả năng thương mại hóa.

Cuộc thi đã thu hút gần 100 đề xuất giải pháp, ý tưởng đột phá, như Giải pháp “Vai trò của nhà sản xuất bao bì mềm” – tái chế nhãn chai, phát triển hệ thống thu gom tự động, phân loại chính xác để tăng hiệu quả thu gom hay “Ứng dụng chuyển đổi số kết nối người thu gom và thu hồi nhựa mềm” (Kết nối với Circle alliance).

group-photo1.jpg

Các giải pháp sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác chiến lược của chương trình như Unilever Việt Nam, Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia và các quỹ đầu tư. Đưa vào supply chain của Unilever. Sự hợp tác này sẽ giúp các đội hoàn thiện và thương mại hóa giải pháp, đồng thời, mở rộng quy mô ứng dụng trong thực tế.

Có thể nói hành trình chuyển đổi xanh tại Unilever đã đạt mục tiêu kép: vừa tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các giá trị xã hội tích cực; đồng thời đóng góp vào hiện thực hóa các mục tiêu của Chiến lược phát triển bền vững Unilever: Cải thiện sức khỏe hành tinh, Cải thiện sức khỏe, sự tự tin và hạnh phúc cho mọi người; Đóng góp vào một xã hội công bằng và hòa nhập hơn.

Unilever là một trong những Công ty đa Quốc gia hàng đầu chuyên cung cấp các sản phẩm tiêu dùng nhanh. Hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 1995, sau nhiều năm phát triển, Unilever đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam, góp phần nâng tầm cuộc sống người tiêu dùng Việt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Unilever chung tay thúc đẩy phân loại rác thải nhựa tại nguồn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO