Sàn giao dịch Uniholing trả mặt bằng |
Trên địa bàn quận Bình Thạnh (TP.HCM), các tuyến đường D2, D3, D5 từng được xem là "thủ phủ" của doanh nghiệp BĐS thì nay chỉ còn lèo tèo vài doanh nghiệp. Hàng loạt doanh nghiệp BĐS đóng cửa, tháo biển hiệu, thậm chí trả mặt bằng.
Công ty Địa ốc Đất Việt đóng cửa và thông báo tạm thời nghỉ
|
Còn trên địa bàn các quận: 2, 9 và Thủ Đức cũng có rất nhiều sàn giao dịch BĐS hiện nay cũng rơi vào cảnh tương tự. Đơn cử, trên đường Nguyễn Hoàng, phường An Phú, quận 2 chỉ khoảng 1 km nhưng có tới hàng chục sàn giao dịch BĐS đóng cửa, treo bảng sang nhượng, cho thuê mặt bằng. Gần đó, trên các tuyến đường Song Hành Xa lộ Hà Nội, Trần Não, Lương Định Của… hàng chục công ty kinh doanh BĐS cũng đóng cữa.
|
Chị Hằng, chủ một tòa nhà trên đường Nguyễn Hoàn, phường An Phú, quận 2 cho biết, các công ty thuê mặt bằng ở đây mới trả lại khoảng nửa tháng, giá cho thuê trước đây là 40 triệu đồng/tháng, hiện tại chị cho thuê lại 35 triệu đồng/tháng nhưng vẫn không có người hỏi thuê.
Hiện có rất nhiều sàn giao dịch BĐS phải đóng cửa vì chủ đầu tư không mở bán sản phẩm |
Tương tự, sàn giao dịch BĐS Uniholdings nằm trên đường Lương Định Của, quận 2 cũng trả mặt bằng là căn nhà 3 tầng, chủ nhà này treo bảng cho thuê nhưng vẫn chưa có chủ. Uniholdings được biết đến là đơn vị có 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, môi giới, ký gửi bất động sản, từng bán sản phẩm các dự án như: Vinhomes Grand Park, Laimian City, đất nền đường Nguyễn Văn Tăng, quận 9, Thủ Đức…
Hàng loạt sàn môi giới BĐS ở TP.HCM lâm vào tình trạng khó khăn chồng chất |
Gần đó, sàn giao dịch bất động sản Link Golden, An Phú Thịnh Invest, Link Golden, Long Thịnh Phát, Địa Ốc Đất Việt… rơi vào cảnh “then cài cữa chốt”, vắng bóng nhân viên, khách hàng như thường ngày.
Công ty BĐS An Phú Thịnh Invest rơi vào cảnh “then cài cữa chốt”, vắng bóng nhân viên |
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, việc các doanh nghiệp BĐS trả lại mặt bằng là điều không quá bất ngờ, bởi hàng loạt sàn môi giới đang lâm vào tình trạng khó khăn chồng chất. Trong số khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới, hiện có tới 1/3 số sàn giao dịch phải đóng cửa vì chủ đầu tư không mở bán sản phẩm.
Bên trong một sàn môi giới BĐS đồ đạc đã dọn đi để trả mặt bằng |
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho rằng: “Ngoài nguyên nhân từ dịch Covid-19, nhiều công ty địa ốc đóng cửa còn do cả năm 2019, pháp lý dự án ở TP.HCM hết sức khó khăn, doanh nghiệp không có nguồn hàng để kinh doanh. giảm rất nhiều so với năm 2018. Hệ quả của việc này là quy mô thị trường và nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở bị sụt giảm mạnh, doanh nghiệp không có sản phẩm để kinh doanh và lâm vào cảnh nợ nần, thậm chí phá sản”.
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tại TP.HCM |
Cũng theo ông Lê Hoàng Châu, trong năm 2019, ngành kinh doanh BĐS ghi nhận 598 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động. Ngoài ra, còn có hơn 700 doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới gia nhập thị trường chưa lâu đã phải giải thể vì khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, không đủ kinh phí để hoạt động.