(TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường phản ánh Công ty Cổ phần Trọng Phụng sử dụng đất sai mục đích, trạm trộn bê tông gây ô nhiễm môi trường. UBND huyện Gia Lâm đã có Công văn yêu cầu đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì UBND xã Đông Dư, cán bộ thanh tra xây dựng địa bàn thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu, xử lý, để doanh nghiệp này tiếp tục ngang nhiên hoạt động, coi thường pháp luật.
Những sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực trật tự xây dựng, sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích của Công ty Cổ phần Trọng Phụng (thôn Thượng, xã Đông Dư) diễn ra từ rất lâu nhưng không bị xử lý kiên quyết. Không dừng lại ở đó, Công ty này có Hợp đồng số 12/HĐ-UBND ngày 1/11/2011 với UBND xã Đông Dư về việc giao thầu mặt bằng tổ chức thực hiện phương án:“Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi kết hợp với kinh doanh dịch vụ và du lịch sinh thái khu đất Vậu, bờ đầm sông Lòng Bống, thôn Thượng, xã Đông Dư”, diện tích thuê thầu khoảng 20.072m2.
Từ năm 2007 đến nay, Công ty Cổ phần Trọng Phụng sau khi được thuê đất, đã ngang nhiên cho xây dựng thêm nhà xưởng, hoạt động hai trạm trộn bê tông xi măng và asphalt. Tuy nhiên, nếu theo đúng phương án được duyệt thì Công ty này phải “phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi và kết hợp làm du lịch sinh thái”. Cũng trong suốt thời gian qua, Công ty Trọng Phụng hoạt động nhà xưởng sản xuất, trạm trộn bê tông không phép đã có dấu hiệu của việc trốn thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng. Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Dư lại đổ lỗi cho sai phạm của Công ty Trọng Phụng là sai phạm “tồn tại từ trước”.
Ngày 14/5/2018, Công ty Trọng Phụng có Văn bản số 08/CV-VPCT gửi UBND TP Hà Nội và Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc thuê đất làm xưởng đúc bê tông cấu kiện. Công ty này cho rằng trong quá trình giao thầu từ năm 2011 đến 2016 đã thực hiện đầy đủ theo dự án được duyệt và đạt được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế Công ty này đã xây dựng trái phép nhà xưởng, hoạt động hai trạm trộn bê tông Ba Đình 05 và Ba Đình 06. Sau khi Báo Tài nguyên và Môi trường phản ánh, UBND huyện Gia Lâm đã có Công văn số 1224/UBND-TNMT ngày 4/6/2018 Về việc xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất của Công ty Cổ phần Trọng Phụng. Công văn nêu rõ: Đối với Công ty Cổ phần Trọng Phụng dừng ngay mọi hoạt động của trạm trộn bê tông, không được phép hoạt động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục hồ sơ xin thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với UBND xã Đông Dư: Tổ chức giám sát việc dừng hoạt động của Công ty Cổ phần Trọng Phụng, kiên quyết xử lý theo thẩm quyền nếu trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần Trọng Phụng tiếp tục hoạt động, định kỳ báo cáo kết quả giám sát về UBND huyện (qua phòng Tài nguyên và Môi trường) vào ngày 20 hàng tháng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên sau sau ngày 4/6/2018 đến nay, Công ty Cổ phần Trọng Phụng vẫn ngang nhiên cho hai trạm trộn bê tông hoạt động. Thậm chí việc sản xuất bê tông, xe quá tải còn diễn ra rầm rộ.
Tình trạng vi phạm hành lang an toàn đê điều không chỉ diễn ra tại khu vực do Công ty CP Trọng Phụng quản lý, sử dụng. Tại khu vực ven sông Hồng dưới chân cầu Thanh Trì cũng đang tồn tại những bãi vật liệu xây dựng tập kết cát đen, trạm đúc bê tông lên tới hàng nghìn mét vuông vô tư hoạt động trong mùa mưa bão. Hằng ngày, vẫn có các phương tiện tàu hút cát bơm cát lên các bãi tập kết này và sau đó được các phương tiện chuyên chở quá khổ, quá tải vận chuyển đi bán.
Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Những sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực trật tự xây dựng, sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích của Công ty Cổ phần Trọng Phụng (thôn Thượng, xã Đông Dư) diễn ra từ rất lâu nhưng không bị xử lý kiên quyết. Không dừng lại ở đó, Công ty này có Hợp đồng số 12/HĐ-UBND ngày 1/11/2011 với UBND xã Đông Dư về việc giao thầu mặt bằng tổ chức thực hiện phương án:“Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi kết hợp với kinh doanh dịch vụ và du lịch sinh thái khu đất Vậu, bờ đầm sông Lòng Bống, thôn Thượng, xã Đông Dư”, diện tích thuê thầu khoảng 20.072m2.
Từ năm 2007 đến nay, Công ty Cổ phần Trọng Phụng sau khi được thuê đất, đã ngang nhiên cho xây dựng thêm nhà xưởng, hoạt động hai trạm trộn bê tông xi măng và asphalt. Tuy nhiên, nếu theo đúng phương án được duyệt thì Công ty này phải “phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi và kết hợp làm du lịch sinh thái”. Cũng trong suốt thời gian qua, Công ty Trọng Phụng hoạt động nhà xưởng sản xuất, trạm trộn bê tông không phép đã có dấu hiệu của việc trốn thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng. Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Dư lại đổ lỗi cho sai phạm của Công ty Trọng Phụng là sai phạm “tồn tại từ trước”.
Ngày 14/5/2018, Công ty Trọng Phụng có Văn bản số 08/CV-VPCT gửi UBND TP Hà Nội và Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc thuê đất làm xưởng đúc bê tông cấu kiện. Công ty này cho rằng trong quá trình giao thầu từ năm 2011 đến 2016 đã thực hiện đầy đủ theo dự án được duyệt và đạt được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế Công ty này đã xây dựng trái phép nhà xưởng, hoạt động hai trạm trộn bê tông Ba Đình 05 và Ba Đình 06. Sau khi Báo Tài nguyên và Môi trường phản ánh, UBND huyện Gia Lâm đã có Công văn số 1224/UBND-TNMT ngày 4/6/2018 Về việc xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất của Công ty Cổ phần Trọng Phụng. Công văn nêu rõ: Đối với Công ty Cổ phần Trọng Phụng dừng ngay mọi hoạt động của trạm trộn bê tông, không được phép hoạt động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục hồ sơ xin thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với UBND xã Đông Dư: Tổ chức giám sát việc dừng hoạt động của Công ty Cổ phần Trọng Phụng, kiên quyết xử lý theo thẩm quyền nếu trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần Trọng Phụng tiếp tục hoạt động, định kỳ báo cáo kết quả giám sát về UBND huyện (qua phòng Tài nguyên và Môi trường) vào ngày 20 hàng tháng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên sau sau ngày 4/6/2018 đến nay, Công ty Cổ phần Trọng Phụng vẫn ngang nhiên cho hai trạm trộn bê tông hoạt động. Thậm chí việc sản xuất bê tông, xe quá tải còn diễn ra rầm rộ.
Tình trạng vi phạm hành lang an toàn đê điều không chỉ diễn ra tại khu vực do Công ty CP Trọng Phụng quản lý, sử dụng. Tại khu vực ven sông Hồng dưới chân cầu Thanh Trì cũng đang tồn tại những bãi vật liệu xây dựng tập kết cát đen, trạm đúc bê tông lên tới hàng nghìn mét vuông vô tư hoạt động trong mùa mưa bão. Hằng ngày, vẫn có các phương tiện tàu hút cát bơm cát lên các bãi tập kết này và sau đó được các phương tiện chuyên chở quá khổ, quá tải vận chuyển đi bán.
Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.